Trang chủ > 55 ngày - Sài Gòn sụp đổ > 55 ngày chế độ Sài Gòn sụp đổ – Chương: 5

55 ngày chế độ Sài Gòn sụp đổ – Chương: 5

Tháng Tư 17, 2014

Phút mở màn của giai đoạn cuối: mất Đà Nẵng

Việc mất Huế là thảm họa có một không hai cho chính quyền Sài Gòn trong cuộc chiến. Từ ngày ông Ba kéo lá cờ Việt Cộng lên thành nội, Nam Việt Nam đã đến ngày tận số. Mọi người Nam Việt Nam đều biết Huế. Sài Gòn có thể là thủ đô, Đà Nẵng có thể là thành phố quan trọng hơn về mặt thương mại nhưng nhiều người chống cộng và dân chúng thân chính quyền rất sững sờ trước việc mất Huế. Với tính cách giành một thắng lợi nhanh gọn, Bắc Việt Nam đã làm rất tốt trong việc chiếm Huế. Nhưng việc chiếm Huế mà không phải giao tranh là thắng lợi quan trọng nhất trong cuộc chiến. Sự kiện quân đội Sài Gòn được lệnh rút khỏi thành phố làm mọi người sửng sốt gấp đôi.

Thiệu không để dấu hiệu yếu kém nào lộ ra bề ngoài, tuy nhiên bên trong các hội đồng cơ cấu quyền lực Sài Gòn, khó khăn bộc lộ lan tràn. Quân đội vốn là nền tảng của chế độ lại đang tan rã, bỏ rơi từng mảnh đất lớn và các thành phố mà không chiến đấu.

Thiệu chẳng ngu gì vì có quyền lực và khư khư muốn giữ lấy nó, tin rằng chỉ mình mình là có thể cứu Nam Việt Nam khỏi tai họa từ bàn tay đám ngoại bang muốn thấy nó sụp đổ. Thiệu kể luôn người Mỹ vào đám ngoại bang này. Chính trong lúc ấy, tại Đà Nẵng, sự hoảng loạn đang lớn dần và trở nên tồi tệ. Thành phố này là điểm tập trung cho 1 triệu hoặc 1 triệu rưởi người di tản. Ngày Huế sụp đổ, 14 hoả tiễn đã rơi trúng căn cứ không quân Đà Nẵng. Sự hoảng loạn tự nó lớn lên với Đà Nẵng và chẳng ai có thể làm gì đối với nó.


Nguyễn Văn Thiệu nghe báo cáo tình hình chiến sự tại Đà Nẵng.

Ngô Quang Trưởng vẫn còn làm việc vào ngày hôm sau Huế sụp đổ, nhưng hoạt động của Trưởng đã trở nên mơ hồ. Trưởng muốn đám sống sót của sư đoàn bộ binh số 1 đi về phía Tây và Tây Nam. Đám biệt động quân ở phía nam thay lính dù đã bị Thiệu rút về Sài Gòn. Vùng phía nam là mắt xích yếu nhất. Nhưng đám quân còn lại từ Huế đổ bộ lên Đà Nẵng thì thật thảm thương. Binh sĩ đã ném bỏ trang bị. Sư đoàn 1 bộ binh không còn lực lượng quân sự nữa. Đây làm đám người cuồng dại. Dân chúng há hốc mồm nhìn đám người đó, lòng cay đắng vì trước đây nó là lực lượng thiện chiến nhất của quân đội Sài Gòn.

Rạng sáng ngày 28-3, bộ phận chỉ huy của cộng sản ở Đà Nẵng đã ban hành mệnh lệnh. Lệnh đó được chuyển nhanh chóng xuống các đơn vị thấp nhất, không cần giữ bí mật nữa. Nó đang được đài phát thanh cộng sản loan đi như tài liệu tuyên truyền:

“… Nhân dân Đà Nẵng hãy nổi dậy cùng với các lực lượng vũ trang giải phóng nắm lấy quyền quyết định vận mệnh của mình. Bọn địch đã bị bao vây và đang bị tấn công. Chúng đang tìm cách tháo chạy. Thời cơ giải phóng tỉnh Quảng Đà và thành phố Đà Nẵng đã đến…”.

Mệnh lệnh thật giản đơn và rõ ràng. Bắc Việt Nam đã cảm thấy việc chiến thắng Đà Nẵng gần kề đến nỗi bỏ qua cả bí mật trong mệnh lệnh tấn công. Họ cảm thấy phổ biến lệnh ấy thúc đẩy sự đầu hàng và tan rã của Đà Nẵng. Vào trưa ngày 28-3, một buổi trưa thứ sáu ở các nơi khác trên thế giới với ngày nghỉ cuối tuần đang đến và chẳng còn chuyện gì khác thì Đà Nẵng lại đang ở cơn co quắp cuối cùng của sự kinh hoàng.


Quân Giải phóng tiến vào Đà Nẵng.

Binh sĩ từ Huế đến đang nổi loạn. Không sĩ quan nào kiểm soát nổi đám lính sống sót từ Quảng Ngãi-Tam Kỳ ra, cũng như từ Quảng Trị về. Họ đang biến thành các đám đông cuồng dại. Tiếng súng nổ như pháo Tết. Giết người và hãm hiếp trở thành chuyện bình thường. Cướp bóc ngự trị ngay ngày hôm ấy.

Trong cái mệnh lệnh cuối cùng được xem là còn bình tĩnh, Trưởng ra lệnh cho các xe tăng của quân đội Việt Nam Cộng hoà xuống đường tái lập trật tự và giới nghiêm 24/24 giờ. Nó chẳng làm được chuyện gì vì đa số lính trên các xe tăng gia nhập đám người vơ vét. Lính khác thì sợ, chẳng ai chống lại vì không ai muốn chết trong cái ngày có vẻ là cuối cùng của cuộc chiến. Họ càng chẳng muốn chết trong chiến trận với đồng ngũ cùng mang thứ quân phục với mình.

9 giờ tối, hoả tiễn bắt đầu rơi xuống Đà Nẵng. Các tuyến phòng thủ phía Nam và phía Tây đổ sụp. Ngô Quang Trưởng, người anh hùng, người lính chiến, người đào hố tử thủ, đã rút ra ngoài tìm đến một chiế tàu gần bờ. Trưởng đã một mực sử dụng giả thuyết rằng trong thành phố quá nguy hiểm, sẽ bị đám lính lang thang cướp bóc gây nguy hại cho sự chỉ huy. Trưởng cho biết sẽ chỉ huy trận đánh giành Đà Nẵng từ ngoài bờ.

Điều nhanh chóng thấy rõ là Trưởng không biết bơi, ít nhất là bơi không giỏi. Sóng nước không lớn, nhưng các ngọn sóng bạc đầu đang ở cách bờ khoảng 100 mét. Ngọn sóng thứ nhất vật ngã Trưởng, ngọn thú hai phủ lên người viên tướng này.

Trong tình hình Trưởng ra đi còn khoảng 100 nghìn lính có mặt trong vùng. Ước đoán có khoảng 80 phần trăm đang cố sức thoát ra hoặc vơ vét cái gì có thể kiếm được trong khoái lạc bắn giết và cướp bóc. Các tướng khác đang hoạch định ại chuyến bay bí mật. Đà Nẵng đã được trao tay rồi. Nó chẳng còn gì nữa, mất hết, đã được trao về cho Việt Cộng và Bắc Việt Nam.

Suốt đêm, sự huỷ hoại, vơ vét, trộm cướp và hãm hiếp tiếp diễn. Toà nhà lãnh sự Mỹ, con voi trắng bị lột chỉ còn trơ cái vỏ.

Thành phố Đà Nẵng, thành phố lớn thứ nhì ở Nam Việt Nam đã sụp đổ. So với bất kỳ thành phố nào trên toàn bộ đất nước nó được phòng thủ mạnh nhất và được cầm đầu bởi viên tướng được coi là giỏi nhất trong quân đội Sài Gòn. Các kho của nó chất đầy lương thực để dùng trong nhiều tháng, chứa đầy đạn dược và vũ khí đủ dùng trong 60 ngày.

Hai xe vận tải chở du kích, quá nửa là phụ nữ đã vào chiếm thành phố. Một lần nữa, cộng sản đã chiến thắng gần như không cần bắn một phát súng. Gần như thế! Cộng sản lúc đó đã có 13 tỉnh Nam Việt Nam dưới quyền kiểm soát của họ. Với việc chiếm Đà Nẵng, cộng sản nắm được đúng 50% lãnh thổ Việt Nam đằng sau phòng tuyến của họ.

Ngày 30-3, một ngày sau khi Đà Nẵng sụp đổ, lại là ngày chủ nhật. Chủ nhật nên không có cuộc họp báo của chính quyền Sài Gòn nhưng Lê Trung Hiền vẫn có mặt ở văn phòng. Hiền dang nghĩ cách xem phải nói gì về Đà Nẵng trong buổi họp báo xế trưa hôm ấy. Hôm nay Hiền sẽ không nói láo mà chiến thuật của Hiền là thận trọng thế nào để khoi ghi công cho kẻ thù trước khi họ đáng nhận nó một cách công khai.
Hôm ấy các nhà báo cũng tránh hỏi Hiền về việc mất cái thành phố lớn thứ nhì đó.

Nguồn: vnmilitaryhistory
Vkyno (st)