Lưu trữ

Archive for the ‘Sự kiện Vịnh Bắc Bộ’ Category

Số phận Maddox sau ‘sự kiện Vịnh Bắc Bộ’

Tháng Mười Một 26, 2013 Bình luận đã bị tắt

Tàu Maddox thuộc lớp Allen M.Summer được chính thức hạ thủy ngày 19/3/1944 và đưa vào trang bị trong Hải quân Mỹ tháng 6/1944.

Xem chi tiết…

Sự kiện Vịnh Bắc Bộ – Sự lừa dối với cả nước Mỹ (Kỳ 1)

Tháng Bảy 14, 2011 Bình luận đã bị tắt

Vài nét về tài liệu

Ngày 4-8-1964, lấy lý do ba tàu phóng ngư lôi của bắc Việt Nam tiến công tàu khu trục USS Maddox của Hoa Kỳ trên Vịnh Bắc Bộ, Tổng thống L.Johnson và Bộ trưởng Quốc phòng R.McNamara đã cho ra đời hồ sơ Sự kiện Vịnh Bắc Bộ – The Gulf of Tonkin, để thuyết phục QH Mỹ cho phép leo thang chiến tranh tiến công miền bắc Việt Nam.

Sau 46 năm, sự kiện đã được làm sáng tỏ, với việc công bố một số tài liệu liên quan. Báo Thời Nay giới thiệu, trích đăng một phần tài liệu này, không chỉ nhằm giúp bạn đọc hiểu thực chất vấn đề, mà qua đó hy vọng hiện tại và tương lai, trong các quan hệ quốc tế sẽ không còn các việc làm mờ ám, được dàn dựng làm lý do để can thiệp, xâm phạm độc lập chủ quyền của các quốc gia…

Ngày 14-7-2010, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ và Thượng nghị sĩ (TNS) J.F.Kerry, Chủ tịch Ủy ban, đã công bố 1.165 trang tài liệu được giải mật về cuộc chiến tranh Việt Nam. Tài liệu cho thấy, một số TNS Hoa Kỳ thời đó đã phản đối hoặc thắc mắc về việc họ bị vô hiệu hóa, bị thông tin sai lệch từ chính quyền về sự kiện. Tài liệu được giải mật là bản ghi các cuộc điều trần và các cuộc họp trong hai năm 1967-1968, do nhà sử học của Thượng viện Hoa Kỳ là D.Ritchie ghi lại. Trong ngày công bố, TNS J.F.Kerry cho biết, tài liệu này có ý nghĩa đặc biệt với chính cuộc đời ông, vì vào tháng 2-1968, trong khi các cuộc tranh luận của Ủy ban bước vào giai đoạn căng thẳng nhất, thì ông đang có mặt trên một chiếc tàu trực tiếp tham chiến ở Việt Nam.

Theo tài liệu được giải mật, các TNS Hoa Kỳ đã nghi ngờ Bộ trưởng Quốc phòng R.Mc Namara dựng lên thông tin giả về sự kiện Vịnh Bắc Bộ. Trong cuộc họp Thượng viện vào năm 1968, TNS B.H.Lopper cho rằng, ông thấy các TNS đã trở thành con rối bị giật dây theo ý của chính phủ. Các TNS cảm thấy họ không có tiếng nói hay quyền phát biểu, quyền quyết định trong cuộc chiến ở Việt Nam. TNS W.Fulbright, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại lúc đó, đề nghị thành lập một ủy ban điều tra về sự kiện Vịnh Bắc Bộ. Theo ông, nếu Ủy ban không có tiếng nói trong cuộc chiến tranh Việt Nam thì: “Chúng ta chỉ là một khúc ruột thừa vô dụng trong cấu trúc chính quyền”. Tuy nhiên, dù nghi ngờ độ xác thực và giận dữ với khả năng bị lừa dối về sự kiện Vịnh Bắc Bộ, Ủy ban Đối ngoại vẫn e ngại nếu thành lập ủy ban điều tra sẽ làm Hoa Kỳ tổn hại uy tín, nhân dân Mỹ sẽ bị kích động thêm (vì lúc đó là thời điểm đang diễn ra những cuộc phản chiến và biểu tình chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam). Tài liệu mật còn ghi nhận sự hối hận của một số thành viên trong Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ sau khi bỏ phiếu đồng ý để chính phủ và quân đội Hoa Kỳ leo thang chiến tranh ở Việt Nam, đánh bom các thành phố ở miền bắc, trong đó có Hà Nội, Hải Phòng và các vị trí quan trọng khác, “nhằm tiêu diệt khả năng tiếp ứng của miền bắc cho chiến trường miền nam” lúc bấy giờ (!). Ngoài vấn đề Vịnh Bắc Bộ, trong tài liệu, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ cũng đặt ra nghi vấn về mục đích thật sự của cuộc chiến Việt Nam, con số thương vong, chi phí tài chính cho việc giải quyết sự kiện Vịnh Bắc Bộ, khả năng chiến thắng trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Tài liệu còn có một số trang đề cập tới sự tham chiến của Hoa Kỳ trên chiến trường Lào, sự có mặt của Hoa Kỳ trong chiến tranh Triều Tiên…

Lời mở đầu tập tài liệu của TNS J. F. Kerry

“Cái giá phải trả của nước Mỹ đối với cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã đè nặng lên Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ suốt năm 1968. TNS J.Sparkman, Chủ tịch phiên họp điều trần của năm đã ví von những khó khăn vấp phải như một “con đường cam go”. Nó bắt đầu từ điều tra của Ủy ban về sự kiện Vịnh Bắc Bộ, mà Quốc hội đã thông qua nghị quyết để Tổng thống L. Johnson dựa vào, sử dụng như là một lời tuyên chiến với Việt Nam. Nhưng các phát hiện về sự kiện Vịnh Bắc Bộ đã làm xói mòn nghiêm trọng lòng tin của Ủy ban, khi Ủy ban nhận thông tin từ Chính phủ của Tổng thống L. Johnson. Nhiều TNS đã bỏ phiếu cho nghị quyết về sự kiện Vịnh Bắc Bộ năm 1964, cảm thấy vô cùng hối tiếc bởi lá phiếu của mình, và cho rằng, họ đã bị lừa dối.

Trong một phiên họp khác vào ngày 24-1, TNS A.Gore cảnh báo: “Nếu đất nước này bị lừa dối, nếu Ủy ban này, Quốc hội này cùng bị lừa dối vì bị người ta dựng lên một sự kiện không có thật để tiến hành một cuộc chiến tranh làm hàng nghìn thanh niên bị chết vô nghĩa, và còn nhiều nghìn người nữa bị tàn tật suốt đời, thì đất nước đó đã mất đi uy tín,đạo đức, vị thế  trên thế giới và hậu quả sẽ rất nặng nề”. Trong phiên họp khác ngày 24-9, ngay cả TNS S.Symington cũng thấy khó chịu khi thảo luận vấn đề về tài chính và viện trợ cho chiến tranh: “Cuộc chiến này ngu xuẩn, cái giá phải trả cho nó cũng là sự ngu xuẩn, làm cho nền kinh tế của chúng ta cũng bị ảnh hưởng…”.

Tháng 1-1968, Bắc Triều Tiên bắt giữ tàu U.S.S. Pueblo. TNS K. Mundt đã nói với Ngoại trưởng D.Rusk rằng, ông coi đó là lỗi lầm quá lớn cho nước Mỹ “để tham gia vào nhiệm vụ khiêu khích kiểu này”, trong khi tiến hành tài trợ cho cuộc chiến tranh tại Việt Nam, can dự vào các trường hợp phức tạp gây rắc rối ở Trung Đông và các nơi khác trên khắp thế giới. Sự chú ý của Ủy ban còn tập trung vào tình hình quân sự tuyệt vọng tại Khe Sanh, mà quân lực Hoa Kỳ đã nhận lệnh phải chiếm giữ bằng bất kỳ giá nào. Tiếp theo, vào ngày 20-1-1968 – Tết Mậu Thân, Việt Cộng tổng tiến công, đột kích các mục tiêu trọng yếu ở nam Việt Nam, chủ yếu là ở các thành phố lớn, và đánh vào Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Ngày 27-2, người đóng vai trò quyết định, có uy tín của truyền hình, Walter Cronkite, tường thuật từ Việt Nam, đánh giá “chúng ta đã bị sa lầy trong ngõ cụt”. Đó cũng là kết luận sau những chuyến tham quan Việt Nam của các thành viên Ủy ban Đối ngọai Thượng viện. Trước đó, ngày 7-2, TNS J.Clark tường trình với Ủy ban rằng, ông đã chất vấn chỉ huy quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam, tướng William Westmoreland: “Có thể chiến thắng về quân sự trong cuộc chiến tranh này không? Ông ta trả lời rằng: không!”.

Trong các phiên họp kín, các thành viên Ủy ban bày tỏ sự thất vọng về việc Bộ trưởng Ngoại giao D.Rusk thường xuyên trả lời phỏng vấn trên truyền hình về chiến tranh Việt Nam, nhưng lại từ chối xuất hiện trong phiên điều trần công khai của Ủy ban “vì ông không muốn thảo luận các câu hỏi về chiến tranh Việt Nam”. Lãnh đạo phe đa số lúc đó, TNS M.Mansfield, đã lo lắng cho rằng, việc từ chối điều trần công khai của Bộ trưởng – TNS Rusk là thách thức “sẽ thêm vào sự chia rẽ ở đất nước này”, trong khi TNS W.Morse lại khăng khăng nhấn mạnh là người Hoa Kỳ đã được hưởng một cuộc thảo luận công khai về chính sách chiến tranh. Chủ tịch J.W.Fulbright cáo buộc Tổng thống L. Johnson đã không hỏi ý kiến các thành viên Ủy ban, vì thế “tự cô lập mình với cộng đồng những người có trách nhiệm trong chính quyền”…

Ủy ban đã tranh cãi với chính quyền việc thực hiện điều trần công khai hay điều trần trong cuộc họp kín về vấn đề Việt Nam. Đối với một số TNS, đó là vấn đề thuộc về đặc quyền hiến pháp, với một số người khác thì đó là một mối đe dọa cho sự thống nhất quốc gia. Những người muốn công khai vấn đề  bị buộc tội trợ giúp, tiếp tay kẻ thù. TNS A. Gore phản bác các TNS cho rằng phải dẹp đi các nghi ngờ để đạt được sự thống nhất và chiến thắng, ông hỏi: “Loại chiến thắng gì? Chiến thắng phải trả giá đắt là gì?”, rồi ông kết luận: “Quốc hội này hoặc nên tuyên chiến hoặc tiến hành cuộc chiến không tuyên bố ở Đông – Nam Á”.

Quan hệ giữa Ủy ban Đối ngoại với chính quyền ngày càng xấu hơn. Tổng thống đã phá vỡ quan hệ với Chủ tịch Fulbright vì ông này đã thẳng thắn chỉ trích chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Ủy ban tỏ ý nghi ngờ về người phát ngôn của chính quyền. Ngày 3-4, TNS A.Gore phản đối đề nghị cho cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại miền nam Việt Nam, Henry Cabot Lodge, tới nói chuyện với Ủy ban: “Ông ta đã được ở đây và đã ở đây. Ông ta đã sai lầm trong mọi dự kiến cho chúng ta. Tại sao chúng ta phải lắng nghe thêm nữa”. Tình hình chính trị và ngoại giao thay đổi sau khi Tổng thống Johnson tuyên bố tái tranh cử, ra lệnh ngưng ném bom, và ngồi vào bàn đàm phán với bắc Việt Nam và Việt Cộng.

Nhưng kinh tế thời chiến tranh đã trở thành một vấn đề tiếp tục tái diễn với Ủy ban trong suốt năm. Khi chiến tranh ở Việt Nam đã hút cạn các nguồn tài chính của Liên bang, ngân sách cho các chương trình khác bị cắt giảm. Tại thời điểm đó, cán cân mậu dịch Hoa Kỳ đã chuyển từ thặng dư sang thiếu hụt. Tại cuộc thăm dò ngày 24-5, nhiều TNS đã nêu câu hỏi về giá trị của những chương trình viện trợ nước ngoài vào thời điểm các chương trình đối nội đang bị co lại. Họ chất vấn chính phủ về lợi ích kinh tế trong viện trợ nước ngoài đối với việc bảo đảm công ăn việc làm cho người dân Hoa Kỳ, rồi ngành xuất khẩu, chính sách thuế, các hiệp ước kinh tế khác và viện trợ tài chính cho các ngân hàng phát triển quốc tế. “Chúng ta đang làm hao mòn tiền bạc”, TNS Symington đã cảnh báo Bộ Tài chính. Chủ tịch Fulbright thể hiện mối quan tâm về: “Sự lộn xộn toàn diện về tài chính của chúng ta”, cùng với sự phiền muộn về: “các bộ phận của chính phủ thực hiện các cam kết mà không tham khảo ý kiến của Ủy ban hay Thượng viện. Nhưng chúng ta gần như đọc mỗi ngày về sự nhất trí được thông qua”. Vì thế, dẫn đến việc Quốc hội quan tâm đến những yêu cầu viện trợ nước ngoài của chính phủ cho năm 1968. Như Chủ tịch Ủy ban thẳng thắn giải thích: “Không phải vì chúng ta không quan tâm đến vấn đề của các nước ngoài, nhưng vì chúng ta đang nghĩ đất nước của chúng ta đang làm tiêu ma nguồn tài chính của mình”.

Việc chọn lựa các bản ghi chép về các đánh giá có thể đáp ứng sự quan tâm của công chúng đang cần biết sự thật. Các tiêu đề, các ghi chú của biên tập viên và một số biên bản về các cuộc điều trần, các phiên họp, thảo luận được thêm vào cho thấy rõ hơn sự kiện và bối cảnh. Những tài liệu bị hủy bỏ (hồ sơ tham khảo chưa được phép công khai) sẽ được ghi chú ở nơi thích hợp, và các bản ghi chép này không thuộc phạm vi biên bản các cuộc họp theo thứ tự thời gian. Các bản ghi chép không được công khai cùng các hồ sơ khác của Ủy ban trong năm 1968 đã được lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ của Cục lưu trữ hồ sơ quốc gia – The National Archives and Records Administration, nơi các nhà nghiên cứu có thể truy cập theo luật của cơ quan lưu trữ. Theo đúng quy định chung về quản lý, các thông tin trước khi được đưa ra công khai sẽ đệ trình Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ – CIA, Cơ quan An ninh quốc gia – FBI để tham khảo, bình luận, cho ý kiến. Trong tài liệu này, tên của sĩ quan hải quân có liên quan đến suốt quá trình xảy ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ, tường trình những vấn đề trước Ủy ban, đã được giấu kín vì lý do bảo vệ nhân chứng và bí mật nhân thân…”.

( Theo Hoài Hương // Báo Nhân dân Online )

tinkinhte.com

Sự kiện Vịnh Bắc Bộ – Sự lừa dối với cả nước Mỹ (Kỳ 2)

Tháng Bảy 14, 2011 Bình luận đã bị tắt

Cuộc điều trần trước Thượng viện Hoa Kỳ về “sự kiện Vịnh Bắc Bộ”

“Năm 1964, với vài cuộc tranh luận ở Thượng viện cho đúng thủ tục, cuối cùng chỉ có 2 phiếu trắng, Thượng viện đã thông qua nghị quyết cho phép Tổng thống L. B.Johnson “dùng mọi biện pháp cần thiết để đẩy lùi cuộc tiến công vũ trang nào chống lại lực lượng của Hoa Kỳ và ngăn ngừa sự xâm lăng của cộng sản bắc Việt Nam”.

*Kỳ 1: Vài nét về tài liệu

Sau cái gọi là “sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, Johnson đã coi nghị quyết của Thượng viện như một tuyên bố chiến tranh, và tiến hành leo thang chiến tranh ra miền bắc Việt Nam. Song, cuộc chiến càng kéo dài thì thương vong của quân đội Hoa Kỳ càng tăng. Cùng với đó là khi những cuộc biểu tình phản đối chiến tranh của người dân và phong trào phản chiến của binh lính Hoa Kỳ lên tới cao trào, thì nảy sinh việc nghi ngờ “sự kiện Vịnh Bắc Bộ” có thật đã không được đưa ra trong các phiên họp của Thượng viện? Ngày 20-2-1968, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện đã tiến hành điều trần công khai về “sự kiện vịnh Bắc Bộ”, với sự có mặt của Bộ trưởng Quốc phòng R. McNamara, Tham mưu trưởng Liên quân E. G.Wheeler. Tuy nhiên, không có báo cáo nào về cuộc điều trần này. Đến tháng 6-1970, Thượng viện bãi bỏ các nghị quyết về “sự kiện Vịnh Bắc Bộ”.

Trước phiên họp điều trần, thứ tư, ngày 10-1-1968 đã có một cuộc điều trần có tính “riêng tư” để bảo vệ người làm chứng, tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện tại Washington DC, lúc 2 giờ 45 ở phòng 1215, cao ốc Văn phòng Thượng viện do Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại – Thượng nghị sĩ Fulbright, và Thượng nghị sĩ Hickenlooper làm chủ tọa (CT), cùng thành viên của Ủy ban là các ông Marcy, Bader. Nhân chứng là một sĩ quan hải quân (SQHQ) đã trải qua suốt thời gian xảy ra “sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, được giấu tên trong hồ sơ (chưa được phép công bố vào thời điểm tài liệu này được giải mật, để bảo vệ sự riêng tư cá nhân của họ).

CT: Thưa ông SQHQ, chúng tôi đánh giá rất cao thông tin của ông về những gì đã xảy ra với Hải quân Hoa Kỳ trong Vịnh Bắc Bộ. Chúng tôi đại diện cho Thượng viện và Ủy ban Đối ngọai, rất xem trọng thông tin mà ông đã trải nghiệm trong Hải quân và bất cứ điều gì liên quan đến “sự kiện Vịnh Bắc Bộ”. Ông cho chúng tôi biết chút ít về lý lịch cá nhân khi gia nhập hải quân Hoa Kỳ.

SQHQ: … Tôi gia nhập lực lượng gìn giữ hòa bình, trong lực lượng Hải quân đóng quân tại Ghana từ mùa xuân 1962 tới tháng 3-1963. Tháng 4-1963, tôi ở trên tàu Richard S. Edwards, đóng tại San Diego. Đó là một chiếc tàu tham gia vào những gì được gọi là “sự kiện Vịnh Bắc Bộ” vào ngày 18-9-1964. Hiện tôi đã ra khỏi Hải quân…

CT: Ông có phải là một sĩ quan?

SQHQ: Vâng, tôi là một sĩ quan.

CT: Ông có nhiệm vụ gì trên tàu Edwards?

SQHQ: Sau một khóa huấn luyện khoảng ba tháng, tôi được giao nhiệm vụ sĩ quan điều phối, giám sát hoạt động tàu khu trục. Và suốt thời gian xảy ra sự kiện vịnh Bắc Bộ, tôi làm việc trên tàu Edwards.

CT: Chúng tôi muốn hỏi ông điều gì xảy ra khi tàu Edwards đang ở San Diego – Hoa Kỳ, lại tới vịnh Subic – Philippine?

SQHQ: Tôi được lệnh, vì xảy ra vấn đề lớn với Hải quân Hoa Kỳ.

CT: Tháng 1-1964, ông rời San Diego?

SQHQ: Tôi có mặt trên tàu tháng 11-1963.

CT: Chúng tôi thấy ông rời San Diego ngày 5-8-1964 và tiến hành hải trình trực tiếp đến Vịnh Bắc Bộ?

SQHQ: Chúng tôi đến vịnh Subic, ngoài ra còn bốn tàu khác được điều động tới. Lúc này báo chí truyền thông đã đồng loạt đưa thông tin về sự kiện tàu của ta bị tấn công… Vâng, tàu của chúng tôi kiểm soát hầu hết các hoạt động trong khu vực của hải quân Việt Nam.

CT: Ông đã làm gì ở vịnh Subic?

SQHQ: Trên đường từ San Diego đến vịnh Subic, sau 6 giờ, tàu chúng tôi dừng tại Trân Châu Cảng – Hawaii, khoảng 6 giờ, dự một cuộc họp báo của Đô đốc Hạm đội Thái Bình Dương. Chúng tôi ở vịnh Subic khoảng một tuần, thời gian kỷ lục cho tàu sân bay và các tàu hộ tống. Và đi sang Việt Nam, đến quân cảng Đà Nẵng. Ở đây đã có nhiều hoạt động quân sự, có nhiều tàu với nhiều tính năng khác nhau như trinh sát, chống ngư lôi, phát hiện tàu ngầm, tàu đổ bộ… của hạm đội neo đậu chờ xuất phát. Nhưng chúng tôi lại nhận lệnh quay trở lại vịnh Subic. Tại đây, chúng tôi nhận thông báo, sẽ chỉ chú trọng họat động của các tàu USS với mật mã là chữ “DESOTO”, bất cứ tin tình báo nào có chữ đó là để chỉ hoạt động của hai tàu Maddox và Turner Joy ở chung quanh vùng vịnh Bắc Bộ. Và chính từ đây, các thông tin mang mật mã “DESOTO” đều là thông tin tuyệt mật. Điều này cũng được thông báo qua hệ thống thông tin của tàu đến tất cả các binh lính, sĩ quan trên tàu. Các thông tin mang mật mã “DESOTO” được phân tích, báo cáo lên cấp trên theo trình tự. Nhưng tôi biết có một sự phân loại để thông tin nào có thể công khai trên truyền thông theo lệnh của Tổng thống, vì đây là những thông tin liên quan đến bí mật quân sự.

Ông Marcy: Tôi muốn hỏi tại thời điểm này, tất cả các Thượng nghị sĩ đều chỉ nhận thông tin “tuyệt mật” từ Bộ Quốc phòng, cũng như các phóng viên?

CT: Vâng!

SQHQ: Hầu hết các thông tin chúng tôi nhận được đều thu thập từ trên tàu.

CT: Ông có được thông tin này sau khi xảy ra sự cố trên tàu Maddox?

SQHQ: Ngày xảy ra sự cố Maddox, chúng tôi mới rời San Diego. Chúng tôi được giao nhiệm vụ xử lý khi xảy ra sự cố lần thứ hai.

CT: Vậy những gì liên quan đến sự cố này? Chúng tôi sẽ lắng nghe những gì ông cho biết.

SQHQ: Sự cố thứ hai đã được báo cáo ngay lập tức như là sự cố tương tự lần thứ nhất. Theo báo cáo của trinh sát radar, tàu chúng tôi đang bị đe dọa bởi các tàu phóng ngư lôi, có tốc độ không cao lắm của đối phương. Chúng tôi đã bắn họ, tàu Edwards va Morton cùng bắn khoảng 200 viên đạn trong vùng vịnh Bắc Bộ…

CT: Ông có thể mô tả rất ngắn gọn những gì từ các thông tin mang mật mã “DESOTO”.

SQHQ: Thông tin duy nhất mà cá nhân tôi thu thập từ các bản tin mang mật mã “DESOTO” gồm hai phần: thông tin tình báo thu thập qua các thiết bị điện tử, và thông tin từ radar.

CT: Đó là những thiết bị có trên tàu của ông?

SQHQ: Không, tàu của tôi không có, trên tàu Morton, các tàu khác có. Để làm tốt nhiệm vụ của mình, tôi tham khảo thông tin của họ… Tôi đã lên tàu Morton và được hướng dẫn bởi một viên đại úy, chỉ huy một bộ phận trên tàu khu trục. Tôi đã quan sát và biết rằng với hỏa lực của tàu Morton và các tàu khác thì nếu có xảy ra rắc rối, ít có cơ hội thành công nếu đối phương tấn công chúng tôi.

CT: Vậy ông cũng thực hiện nhiệm vụ như tàu Morton?

SQHQ: Vâng. Chúng tôi chơi trò chiến thuật. Các tàu đã di chuyển nhiều lần quanh vịnh Bắc Bộ trong hải phận quốc tế.

CT: Và các ông cho tàu đi gần vào bờ biển đối phương bất cứ lúc nào?

SQHQ: Đúng thế. Chúng tôi đi ngang qua các hòn đảo, dùng radar trinh sát trong vòng vài dặm các đảo này, nhưng chúng tôi cũng không tiến quá gần hơn 12 dặm, quá phạm vi hải phận quốc tế.

CT: Ngày các tàu bắt đầu tuần tra như thế nào?

SQHQ: Chúng tôi dự kiến tuần tra trinh sát rất sớm, từ ngày 15-9, nhưng do thời tiết trên biển rất xấu, đã có một cơn bão đi vào biển Nam Trung Quốc và ảnh hưởng tới vịnh Bắc Bộ. Chúng tôi có được các thông tin chính thống từ tầng thứ 7 – Tòa Nhà trắng về những gì đang xảy ra ở khu vực ngoài khơi phía bắc vĩ tuyến 17 (bắc Đà Nẵng – khu giới tuyến theo quy định của Hiệp định Genève 1954). Chúng tôi hẹn với các tàu khác, và chờ đợi cho thời tiết tốt hơn. Ba ngày đợi chờ trong tâm trạng lo âu, không biết điều gì sẽ xảy ra khi chúng tôi tới đó… Người chỉ huy trong nhiệm vụ tuần tra mang mật mã “DESOTO” là thuyền trưởng Holifield.

CT: Đại úy Holifield, là thuyền trưởng trên Morton?

SQHQ: Ông là một đội trưởng trên tàu Morton, nhưng là một người xuất sắc. Ông chỉ huy nếu theo cấp bậc, tôi không ám chỉ ông ấy như một hoa tiêu. Thông thường chỉ huy tàu khu trục là thuyền trưởng, nhưng Holifield là một đội trưởng ở vị trí thuyền trưởng, chỉ huy… Thuyền trưởng Holifield đã cho chúng tôi biết là tàu Edwards sẽ thực hiện nhiệm vụ quan trọng. Một trong những điều đầu tiên là chúng tôi sẽ đối diện với hoàn cảnh nguy hiểm, qua tin tức tình báo “DESOTO”. Chúng tôi cũng phải mất tới bốn giờ để dịch các thông tin được mã hóa, bởi việc xử lý của mật mã viên rất cẩu thả. Điều chúng tôi nhận được là ở vùng biển tàu sắp tới đang rất xấu do đuôi một cơn bão vừa đi qua. Dù sao chúng tôi cũng nhận một tập thông tin tình báo được chuyển giao.

CT: Ông nói một tập thông tin?

SQHQ: Vâng. Đó là một tập tài liệu văn bản chứa các thông tin được gửi tới cho tàu Edwards.

CT: Tài liệu được làm từ đâu?

SQHQ: Đây là những gì tôi thực sự không thể nhớ. Nhưng nhìn chung, đó là các thông tin liên quan tới việc báo cáo tình hình chung bờ biển bắc Việt Nam, nơi lắp đặt radar của đối phương, quan sát được tàu ra vào vùng biển của họ. Chúng tôi cũng có một sĩ quan thông tin. Tôi sẽ nói về anh ta sau. Tài liệu này còn nói về các sự việc liên quan tới tàu Maddox và Joy Turner. Chúng tôi cũng được biết những thông tin mô tả về các tàu phóng ngư lôi của bắc Việt Nam được sử dụng khi xảy ra sự cố Maddox, Joy Turner. Chúng tôi được chuyển giao các thông tin để xử lý. Tôi nhớ những thông tin này rất đặc biệt. Hầu như những gì liên quan đến sự việc đều được chuyển tải rõ ràng chi tiết qua trung tâm thông tin liên lạc, rất có lợi cho việc tham mưu tác chiến của một sĩ quan chỉ huy. Như thông tin về trang thiết bị vũ khí để tấn công. Điều này xác định sự an toàn của tàu, vì có thể nắm được các biện pháp phòng thủ và tấn công đối với đối phương.

Trong tài liệu còn có những quy tắc quy ước cho hoạt động của các máy bay trên khu trục hạm, có thể kiểm soát hoạt động của máy bay theo tần số sóng radio, vì đối phương có lưới radar mà có thể nhìn thấy những gì các phi công không nhìn thấy được. Tác chiến ở bắc Việt Nam thời gian đó, đối phương đã kiểm soát từ mặt đất, nên chúng tôi có một bộ điều khiển nằm trên tàu khu trục để vô hiệu hóa họ, tương tự như thiết bị vô hiệu hóa ở biên giới Trung Quốc khi phi công bay qua mà không bị phát hiện. Bởi tầm quan trọng của nhiệm vụ tác chiến trên vùng vịnh Bắc Bộ, nên chúng tôi được chuyển các thông tin này qua một file văn bản để có thể xử lý các tình huống xảy ra”…

( Theo Hoài Hương // Báo Nhân dân Online )

tinkinhte.com

Sự kiện Vịnh Bắc Bộ – Sự lừa dối với cả nước Mỹ (Kỳ 3)

Tháng Bảy 14, 2011 Bình luận đã bị tắt

Cuộc điều trần trước Thượng viện Hoa Kỳ về “sự kiện Vịnh Bắc Bộ”

“Năm 1964, với vài cuộc tranh luận ở Thượng viện cho đúng thủ tục, cuối cùng chỉ có 2 phiếu trắng, Thượng viện đã thông qua nghị quyết cho phép Tổng thống L. B.Johnson “dùng mọi biện pháp cần thiết để đẩy lùi cuộc tiến công vũ trang nào chống lại lực lượng của Hoa Kỳ và ngăn ngừa sự xâm lăng của cộng sản bắc Việt Nam”.

SQHQ: Chúng tôi được biết những thông tin mang mật mã DESOTO là tin tức tình báo thu được và thông tin do trinh sát trực tiếp ở vùng biển thuộc hải phận quốc tế.

Như các ngài đã biết, việc hai tàu Maddox và Joy Turner bị tiến công  xảy cách hải phận quốc tế hơn 12 dặm, được xem như là một hành động chống lại nước Mỹ. Theo thông tin, lúc bị tiến công, các tàu này đang treo cờ biểu trưng cho một kỳ nghỉ, lá cờ như đánh dấu, chứng tỏ sự có mặt của tàu Mỹ ở vùng Vịnh Bắc Bộ.

CT: Ông có biết thông tin nào về lá cờ biểu trưng cho một kỳ nghỉ?

Ông Marcy: Trên tàu Maddox và Joy Turner.

CT: Tôi muốn hỏi là ông có bất kỳ thông tin nào về điều đó không

SQHQ: Không.

CT: Tôi hỏi vì có một số câu chuyện trên báo chí của ta cho rằng người Bắc Việt Nam nghĩ bị người Nam Việt Nam đuổi. Đó là một sự tình cờ. Họ tiếp tục đi.

SQHQ: Chúng tôi có biết các hoạt động của người Nam Việt Nam trên biển. Chủ yếu họ họat động tuần tra vùng duyên hải, ở vĩ tuyến 17, dọc bờ biển Bắc Việt Nam với tàu nhỏ và súng 40mm. Trong tháng 12-1964, hoạt động này đã diễn ra thường xuyên. Vào thời điểm tàu của chúng tôi có mặt, khoảng giữa tháng 9, tôi có nhớ một cuộc thỏa thuận về vấn đề các tàu của Nam Việt Nam sẽ thay thế các khu trục hạm Mỹ họat động trên một phần của miền Nam Việt Nam, rõ ràng điều đó đã được quyết định. Tôi không chắc chắn có tàu thuyền của Nam Việt Nam hoạt động trên vùng biển vào thời điểm này hay không, nhưng chúng tôi được lệnh là nếu gặp họ thì không can thiệp vào hoạt động của họ. Các thông tin về hoạt động của Nam Việt Nam là do MACV cung cấp từ tổng hành dinh tại Sài Gòn, chúng tôi đã nhận được nó từ các thông tin nằm trong phạm vi tuyệt mật. Các thông tin tuyệt mật này thật sự cũng chỉ mô tả chung chung, cảnh báo chúng tôi phải cẩn thận. Chúng tôi đã có một mã số nhận dạng chính xác từ thông tin mang mật mã DESOTO cung cấp. Nên không thể có sự nhầm lẫn giữa các tàu khu trục Mỹ và tàu thuyền Nam Việt Nam. Sau này vào tháng 12, đã có một sự nhầm lẫn giữa Nam Việt Nam, tàu phóng ngư lôi và tàu chúng tôi, nhưng sự cố đã được giải quyết ở phút cuối cùng.

Ông Bader: Điều này có nghĩa là các thông tin mang mật mã DESOTO cung cấp, lấy trực tiếp từ thông tin tuần tra trinh sát của tàu Nam Việt Nam, xác định các phương tiện, thiết bị của tàu Bắc Việt Nam?

SQHQ: Vâng. Tôi biết những thông tin này trong tháng 12, nhưng tôi không thể nói chắc chắn là nó đã có từ tháng 9 hay không.

CT: Ông có nói là nhận nhiệm vụ vào ngày 19-9?

SQHQ: Không. Chúng tôi nhận lệnh vào tối ngày 15. Chúng tôi đi vào ngày 17, sự cố xảy ra vào ngày 18.

CT: Tàu đi vào nơi chuẩn bị xảy ra sự cố?

SQHQ: Cách khoảng 30 dặm.

CT: Ở miền Bắc Việt Nam?

SQHQ: Vâng. Ở miền Bắc Việt Nam.

CT: Điều gì đã xảy ra?

SQHQ: Điều này xảy ra ban đêm. Chúng tôi đi trong 6 giờ, có nhiệm vụ chi viện cho các tàu khác. Tôi được một sĩ quan cấp dưới cho biết những thông tin về cách thức liên lạc với tàu khác qua vô tuyến điện, cụ thể là với tàu Morton. Chúng tôi được biết sẽ sử dụng các loại vũ khí như thế nào khi phối hợp hành động. Tôi đi ngủ lúc 8 giờ tối. Nhưng được một lúc, tôi nghe lệnh báo động sẵn sàng chiến đấu. Tôi kiểm tra trên màn hình radar, không thấy dấu hiệu gì của một cuộc tiến công, nhưng thông tin của cấp trên đưa ra thì cho rằng chúng tôi đã bị tiến công. Người trực màn hình radar là một sĩ quan thông tin (tôi xin không tiết lộ tên người này), được huấn luyện bốn tháng để đảm trách nhiệm vụ. Theo tôi có thể anh ta nhầm lẫn hay chỉ là một kiểu thông tin giật gân, không có thật. Nhưng tôi cũng không dám chắc theo ý chủ quan của tôi điều gì đang xảy ra.

CT: Đó là báo động chung cho các tàu?

SQHQ: Vâng. Ngay sau khi tôi lên boong tàu, Holifield ra lệnh chúng tôi nổ súng cảnh cáo và duy trì hỏa lực trong khoảng cách năm dặm ở các tọa độ đã định trước. Lúc này tôi đã có thông tin phản hồi từ các trạm liên lạc và radar, không có thông tin nào nói tới việc tàu bị tiến công . Bản thân tôi quan sát bằng mắt thường, có thể nhìn rõ trong phạm vi bốn dặm, cũng không thấy gì. Đôi khi có thể radar đã nhầm một đàn cá thành con tàu.

CT: Nhưng tàu của ông cách bờ tới 30 dặm?

SQHQ: Chúng tôi xa bờ 30 dặm nhưng các trạm liên lạc thì gần với Vịnh Bắc Bộ.

CT: Ông nói rằng đã nhìn thấy trên radar rất rõ những gì xảy ra trên biển vào ban ngày?

SQHQ: Vâng. Chúng tôi có thể hình dung ra các tàu đánh cá Bắc Việt Nam đang di chuyển.

CT: Do vậy khi radar phát hiện thấy đàn cá lớn thì nghĩ là tàu?

SQHQ: Cảm giác riêng của tôi là, điều họ nhìn thấy là một cái gì khác.

CT: Vậy thực ra đó là cái gì?

SQHQ: Đó là một loại chim vùng nhiệt đới, chúng tôi đã quen thuộc nó khi ở Ghana. Nó bay theo đội hình chữ V, bay trong khỏang từ 20-30 hải lý, và thường di chuyển vào khoảng tháng 9-10 từ phần phía Nam Trung Quốc xuống Đông – Nam Á, đến Indonesia, vào một phần phía Nam Việt Nam. Tôi đã từng quan sát vài lần trên radar, kể cả thấy cá heo, cá voi… Nhưng tôi nhấn mạnh rằng, radar tại vùng vịnh Bắc Bộ khác với radar ở bất kỳ nơi nào khác tôi đã trải qua. Nó tương tự như ở vịnh Thái-lan, vùng nước cạn, có hiệu ứng với nhiệt độ. Tuy nhiên, tôi không phải chuyên gia về radar nên không hiểu sâu vấn đề này.

CT: Vậy theo ông mô tả, thì điều gì xảy ra? Họ đã nhìn thấy một cái gì đó?

SQHQ: Vâng. Tôi nghĩ ít nhất có một cái gì đó. Tàu Edwards bắn hơn 100 quả đạn, tàu Morton bắn nhiều hơn, khoảng 250 quả loại pháo 45 ly và 75ly trong phạm vi 12 dặm. Không biết đạn có trúng mục tiêu không, nhưng có một người quả quyết thấy một tàu phóng ngư lôi của đối phương. Nhưng ông ta lại là một người cận thị, nên tôi nghi ngờ việc ông ta thấy chiếc tàu đó ở cách 4-5 dặm trong đêm.

CT: Ông ta sử dụng ống nhòm?

SQHQ: Vâng. Nhưng sau này khi đệ trình báo cáo chính thức thì chi tiết này được bỏ đi.

Ông Bader: Thưa hai ngài Thượng Nghị sĩ, tôi nên nói rõ là hồ sơ bên Hải quân cung cấp cho chúng tôi về ba sự cố xảy ra. Nó được kết luận sau cuộc tường trình có Đô đốc Chỉ huy trưởng tham dự. Qua điều tra các bằng chứng có liên quan, kết qua ghi trong biên bản: Không có cuộc tiến công  nào xảy ra.

CT: Kết luận này có được báo cáo không khai ?

Ông Bader: Thưa các ngài, không.

SQHQ: Qua thông tin trên báo chí tôi đã đọc, nơi xuất phát thông tin về vụ tiến công  các tàu của ta được phát đi từ Lầu Năm góc.

Ông Bader: Lúc đó, ban điều tra nói rằng họ thấy cần phân loại thông tin này trước khi công bố.

CT: Đây có phải là lệnh của cấp trên yêu cầu phân loại?

Ông Bader: Vâng. Tôi tin đó là lệnh từ trên, cấp cao nhất.

CT: Được rồi. Không có bằng chứng về một cuộc tiến công . Ông vui lòng trả lời một câu hỏi khác. Trong khoảng thời gian 1 giờ đêm 17 hay 18, điều gì xảy ra?

SQHQ: Tôi xin nói về khoảng thời gian 1 giờ rưỡi khi chúng tôi bắn.

CT: Và các ông đã  phá hủy được nó?

SQHQ: Sáng hôm sau chúng tôi đã quan sát để có thể tìm thấy mảnh tàu vỡ.

CT: Có tìm được gì không?

SQHQ: Không có gì. Tôi ngạc nhiên và cố quan sát truy tìm. Không thấy cả một cái lông chim. Không lẽ đối phương đã dọn dẹp sạch sẽ trong vài giờ.

CT: Một vài giờ?

SQHQ: Vâng.

CT: Ông tin rằng ông cũng rơi vào tình huống tương tự, và ông muốn thuyết phục cấp trên là không có cuộc tiến công  nào, không có tàu của đối phương.

SQHQ: Tôi đích thân thuyết phục, vì tôi là người quan sát một phần sự kiện này, tôi không có đủ bằng chứng. Tôi đọc trong báo cáo tình báo từ máy bay thám không, nói là nhìn thấy một số radar từ tàu phóng ngư lôi. Nhưng theo ý tôi đó là tàu đánh cá ở xung quanh đó.

CT: Ông có bao giờ nhìn thấy, bất kỳ lúc nào, tàu phóng lôi của đối phương?

SQHQ: Tôi chưa bao giờ nhìn thấy.

CT: Ông chưa bao giờ nhìn thấy, vậy có khi nào nghe thấy từ bất cứ ai hay từ Maddox và Joy Turner?

SQHQ: Không.

CT: Ông có nhận đươc bất kỳ thông báo nào về họp báo liên quan đến các sự cố Maddox?

SQHQ: Có. Nhưng đó là một cuộc họp báo mà các ngài đã biết, các công cụ truyền thông đưa ra những vấn đề rất chung chung, vào thời điểm đó nó không có giá trị gì với chúng tôi. Những thông tin sau này chúng tôi có được từ Morton. Tôi cũng hiểu, những thông tin loại này phải đến từ các cấp chỉ huy cao hơn…Và đó là những thông tin mang mật mã DESOTO.

CT: Các ông có thảo luận vấn đề có hay không có sự cố nào xảy ra?

SQHQ: Các cấp chỉ huy trên tàu có thảo luận với các nhân viện phụ trách radar – radio, hay những sĩ quan chỉ huy các bộ phận.

CT: Họ có nhiều thông tin hơn ông không?

SQHQ: Không. Họ không nhiều thông tin hơn những gì tôi nắm được.

CT: Đêm xảy ra sự cố, ông đã được báo cáo thông tin gì?

SQHQ: Báo cáo từ một phi công máy bay trinh sát. Anh ta chỉ ra một số thiết bị điện tử như radar đối phương thường sử dụng trên tàu phóng lôi, gần bờ biển. Cũng có thể đó là một sự ngẫu nhiên trùng hợp, vì thời điểm này, đài phát thanh Hà Nội nói rằng có thấy một vụ nổ ở vùng Vịnh Bắc Bộ, họ sẵn sàng đối phó với bất kỳ sự đe dọa xâm lấn nào… Do vậy việc họ tập trung trên biển các loại radar.

CT: Họ đã nhìn thấy tàu của các ông?

SQHQ: Tôi nghĩ là họ đã thấy, nhưng đây là cảm nhận chủ quan của tôi.

Ông Bader: Chỉ cần một câu hỏi. Ông có thể mô tả rất ngắn gọn những loại thiết bị trên tàu Morton.

SQHQ: Tôi không biết. Nhưng có một hộp đen, được giám sát bởi một tình báo viên Hải quân, tôi đoán là một sĩ quan truyền thông cấp trung úy. Đó là thiết bị có độ nhạy cao, có thể nhận chương trình phát sóng radio, nhận biết tần số…

CT: Ông có được thông tin gì từ hộp đen đó?

SQHQ: Không. Họ có hệ thống nhắn tin riêng, mạng viễn thông riêng.

CT: Vậy ông có một trong các hộp đen?

SQHQ: Trong tháng 12, chúng tôi có một hộp đen.

CT: Giám sát của lính thủy đánh bộ?

SQHQ: Vâng.

Ông Bader: Có phải dưới sự kiểm sóat của MACV?

SQHQ: Vâng.

CT: MACV?

Ông Bader: Đó là nhóm hỗ trợ quân sự của Mỹ tại Nam Việt Nam.

SQHQ: Đó là một cơ quan quân sự của Mỹ thiết lập văn phòng tại Sài Gòn, có từ trước khi tôi tới đó.

CT: Chúng tôi biết là ông đã đọc khá chi tiết báo cáo của Đại sứ Stevenson tại Hội đồng Bảo an LHQ về sự cố tàu Maddox?

SQHQ: Vâng, chỉ đọc trên báo cáo, vì thời gian đó tôi ở nước ngoài.

CT: Và cả tàu Joy Turner?

SQHQ: Không, tôi không đọc chi tiết.

CT: Nhưng đó là các thông tin chi tiết làm nền tảng cho một quyết nghị, khi đưa ra Hội đồng Bảo an LHQ.

SQHQ: Vâng. Hai tàu Maddox và Joy Turner đã đưa ra những ảnh chụp vào ban ngày về sự cố đầu tiên. Tôi không có câu hỏi nào về sự cố này. Sang tới sự cố thứ hai, dường như tiếp tục sự chú ý, vì nó rất giống với vụ việc xảy ra với tàu của chúng tôi. Tôi cũng không tìm thêm thông tin nào để gây khó khăn cho Maddox và Joy Turner. Khi tôi đọc báo cáo, xem các thông tin điều tra trên báo chí, tôi không hề thảo luận vấn đề này với bất kỳ ai khác, cho dù suy nghĩ về vấn đề này luôn luẩn quẩn trong đầu óc tôi.

CT: Ông không có bất kỳ cuộc thảo luận nào với các thành viên của hai tàu Maddox và Joy Turner?

SQHQ: Không.

CT: Bất cứ điều gì khác ông có được?

SQHQ: Không. Thưa ngài.

CT: Vâng. Cảm ơn ông rất nhiều. Chúng tôi đánh giá cao ông khi tới đây để làm sáng tỏ vấn đề.

( Theo Báo Nhân dân Online )

tinkinhte.com

Sự kiện Vịnh Bắc Bộ – Sự lừa dối với cả nước Mỹ (Kỳ 4)

Tháng Bảy 14, 2011 Bình luận đã bị tắt

Cuộc điều trần của Bộ trưởng Quốc phòng McNamara trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ

“Năm 1964, với vài cuộc tranh luận ở Thượng viện cho đúng thủ tục, cuối cùng chỉ có 2 phiếu trắng, Thượng viện đã thông qua nghị quyết cho phép Tổng thống L. B.Johnson “dùng mọi biện pháp cần thiết để đẩy lùi cuộc tiến công vũ trang nào chống lại lực lượng của Hoa Kỳ và ngăn ngừa sự xâm lăng của cộng sản bắc Việt Nam”.

Với tư cách là kiến trúc sư trưởng của cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, từ mùa hè năm 1966, Bộ trưởng Quốc phòng (BTQP) Robert S.McNamara bắt đầu nghi ngờ về sự mở rộng ngày càng lớn hơn quy mô chiến tranh, đến năm 1967 bắt đầu bi quan về cơ hội ổn định tình hình Nam Việt Nam hoặc đánh bại Bắc Việt Nam. Tháng 5-1967, ông gợi ý với Tổng thống Johnson rằng: “việc giết hoặc làm bị thương nặng 1.000 người không tham gia chiến đấu mỗi tuần, trong khi tìm cách buộc một dân tộc nhỏ bé, lạc hậu phải khuất phục về một vấn đề mà những ưu tiên của nó đang gây tranh cãi gay gắt”, việc đó đang làm xói mòn hình ảnh nước Mỹ trong dư luận thế giới cũng như ngay trong lòng dân Mỹ. McNamara đề nghị ngừng vô điều kiện việc ném bom và giảm số quân Mỹ ở Việt Nam. Các cố vấn hàng đầu khác của Tổng thống phản đối đề xuất của McNamara. Ngày 27-11-1967, Tổng thống Johnson tuyên bố bổ nhiệm McNamara làm Chủ tịch Ngân hàng Thế giới, và ngày 19-1-1968, Johnson bổ nhiệm Clark Clifford làm BTQP thay McNamara. Chín ngày trước khi rời nhiệm sở ở Lầu năm góc, McNamara đã ra điều trần tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ.

Phiên điều trần bắt đầu lúc 10 giờ sáng 20-2-1968, tại phòng S-116, tòa nhà QH Mỹ, đồi Capitol – Washington, dưới sự chủ trì (CT) của Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện – Thượng nghị sĩ J.W.Fulbright, cùng sự tham gia của các Thượng nghị sĩ (TNS): Sparkman, Mansfield, Morse, Gore, Lausche, Church, Symington, Dodd, Clark, Pell, McCarthy, Hickenlooper, Aiken, Carlson, Williams, Mundt, Case, Cooper, Gruening, Morton và Percy. Các nhân viên (NV) của Ủy ban có mặt gồm: Marcy, Kuhl, Holt và Bader. Cùng dự cuộc điều trần với BTQP McNamara có Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ – Tướng E.G.Wheeler, và Đại úy H.B.Sweitzer, Trợ lý quân sự cho Tướng Wheeler.

Việc mở rộng các hành động quân sự của Mỹ ra Bắc Việt

CT: Theo một bài báo của Hanson Baldwin đăng trênThời báo New Yorktháng 7-1964, vào thời điểm đó Lầu năm góc đang vận động cho việc mở rộng chiến tranh ra miền bắc Việt Nam. Trên thực tế, liệu có hay không đề xuất của quân đội Mỹ vào một lúc nào đó trong khoảng từ cuối 1963 đến tháng 7-1964 về việc mở rộng chiến tranh ra Bắc Việt, bằng việc ném bom hoặc sử dụng các phương tiện khác?

BTQP: Tôi phải kiểm tra lại hồ sơ lưu trữ. Khi nhà báo đó nói Lầu năm góc biện hộ cho việc mở rộng chiến tranh ra Bắc Việt, tôi không biết Lầu năm góc ở đây là ai.

CT: Nhưng…

BTQP: Cho phép tôi kết thúc câu trả lời. Tôi chỉ biết, đó không phải là tôi.

CT: Có phải là Tướng Wheeler?

BTQP: Liệu đó có phải là kiến nghị từ Hội đồng Tham mưu trưởng về việc mở rộng chiến tranh ra Bắc Việt trong thời gian đó hay không, tôi không thể nhớ được. Tôi xin kiểm tra lại hồ sơ và đưa câu trả lời chính xác vào hồ sơ.

CT: Tôi không biết liệu Tướng Wheeler có biết việc đó hay không?

Tướng Wheeler: Tôi cũng không tin có việc như vậy, thưa ngài Chủ tịch. Tôi nghĩ câu trả lời chính xác là, đã có những hoạt động tình báo nhất định, như đưa các đội quân báo và thiết bị tình báo nhảy dù xuống Bắc Việt, từ đó thâm nhập vào nội địa. Theo hiểu biết của tôi, trong thời gian đó không có ý tưởng nào về việc mở rộng chiến tranh ra Bắc Việt, với ý nghĩa là sự tham gia của quân đội chúng ta.

CT: Ngài có thay đổi ý kiến không?

Tướng Wheeler: Tôi sẽ kiểm tra lại hồ sơ.

Những chỉ thị cho tàu khu trục Maddox

CT: Có phải tàu Maddox được lệnh xâm nhập lãnh hải Bắc Việt và khiêu khích các mạng lưới dò quét điện tử, với giả thiết vùng lãnh hải rộng 12 hải lý?

BTQP: Chắc chắn là không. Tàu Maddox được chỉ thị rõ ràng là đậu ngoài vùng lãnh hải của Bắc Việt và không đi vào gần hơn tám hải lý so với khu vực bờ biển.

CT: Tôi nói là giả thiết vùng lãnh hải của họ rộng 12 hải lý.

BTQP: Nhưng ngài đã hỏi rằng tàu Maddox có được chỉ thị xâm nhập lãnh hải hay không.

CT: Giả thiết lãnh hải rộng 12 hải lý.

BTQP: Tôi muốn làm rõ hoàn toàn rằng, tàu Maddox không được chỉ thị xâm nhập lãnh hải bất kể rộng bao nhiêu.

TNS Lausche: Đâu là phần tiếp theo trong mệnh lệnh giao nhiệm vụ chính cho tàu Maddox?

BTQP: Tôi đang đọc bức điện gửi tư lệnh đơn vị CTF 72, mà tàu Maddox thuộc đơn vị này, bức điện được gửi ngày 17-7 với mã số thời gian là 170531Z. Đoạn 9: “Mục đích cơ bản của cuộc tuần tra này là dò xét hoạt động bờ biển của Việt Nam DCCH dọc theo toàn bộ đường tuần tra”. Đoạn 10: “Các yêu cầu tình báo cụ thể khác như sau: (a) định vị và xác định tất cả các trạm truyền dẫn radar, và ước tính tầm phủ sóng của các trạm này; (b) cung cấp thông tin về hàng hải và nước dọc các tuyến đường di chuyển; (c) giám sát lực lượng ghe buồm đối phương cùng mật độ giao thông bề mặt; (d) lấy mẫu các thông tin điện tử về môi trường và các trợ giúp hàng hải; (e) chụp ảnh các cơ hội hỗ trợ các yêu cầu trên…”.

Thư của TNS Fulbright gửi Bộ trưởng Hải quân Ignatius

CT: Tôi đã gửi ý kiến tới ngài Paul R.Ignatius vào ngày 12-1 để yêu cầu cung cấp một trong các bức điện liên quan. Rất khó dịch nó, trừ những người đã quen với các ký hiệu được Hải quân sử dụng: trong thông điệp do CTU72.1.2 gửi AIG181 mã ngày 04124Z có câu: “thông tin RCVD cho thấy rõ ràng một cuộc tiến công của PGM/P-4. Vị trí hiện tại của tàu 19-10.7 N 107-003, chạy hướng đông nam với tốc độ tối đa”. Trong thư trả lời, ngài Ignatius nói: “Theo tôi hiểu, những điểm ngài nêu lên đã được thảo luận giữa Bộ trưởng Nitze, TNS Russell và quý ngài. Tôi không có bổ sung gì thêm cho những cuộc thảo luận”. Nói cách khác là, bức điện Ủy ban yêu cầu đã không được cung cấp cho Ủy ban.

BTQP: Thưa ngài Chủ tịch, tôi thấy chưa rõ về vấn đề này. Bức điện ngài đọc có mã ngày là 041240Z. Theo thông tin của tôi, nó đã được cung cấp cho Ủy ban. Tôi có nhầm lẫn chăng?

CT: Ông Bader, có nó không?

NV Bader: Thưa ngài, chúng ta có bức điện đó.

Các mức độ quyền tiếp cận thông tin giải mật

BTQP: Có một thông tin được giải mật là thông tin tình báo đặc biệt chúng ta đang nói tới, nó liên quan tới các thông tin mà chúng ta đã thu trộm. Với loại thông tin này, các nhân viên của Ủy ban không được phép tiếp cận. Tổng thống chỉ thị cho tôi rất rõ là cung cấp thông tin cho các thành viên của Ủy ban, dù họ có được quyền tiếp cận hay không. Tôi có thông tin đó ở đây sáng nay, và tôi sẵn lòng đọc nó với quý ngài, nhưng tôi đề nghị những cá nhân không được quyền tiếp cận thông tin này rời khỏi phòng trước khi tôi làm việc đó.

TNS Gore: Vì nó liên quan các thông tin thu trộm.

BTQP: Đúng thế.

TNS Gore: Đại sứ Goldberg đã thảo luận về những vụ thu trộm tin tại LHQ trên truyền hình.

BTQP: Nhưng vấn đề ở đây liên quan việc thu trộm từ một đường liên lạc cụ thể. Các chuyên gia phân tích tình báo đã nghiên cứu thông tin này và khẳng định là đây là khu vực nguy hiểm với chung ta trong trường hợp nội dung thông tin thu trộm bị tiết lộ. Thực tế là chúng ta đang hưởng lợi từ một số khả năng nhất định mà chúng ta có (như năng lực thu tín hiệu từ vệ tinh hoặc đường cáp thông tin dưới đáy biển – ND), nhưng những nơi đó có thể ngăn chặn chúng ta tiếp tục làm như vậy nếu họ biết chúng ta đang trục lợi. Chúng tôi được chỉ thị không cho ai khác ngoài các thành viên QH và những người có quyền tương ứng, được tiếp cận những thông tin này.

Tại sao tàu Maddox không cắt đứt cuộc tuần tra?

CT: Ngài cho biết tại sao tàu Maddox không chấm dứt tuần tra khi họ cho rằng họ đã khiêu khích mạng dò quét điện tử của đối phương và bị phát hiện, theo bức điện này, họ nói rằng Bắc Việt lúc đó đã coi họ như kẻ địch và họ rất e ngại khu vực Hòn Mê. Tại sao họ không cắt đứt cuộc tuần tra vào lúc đó?

BTQP: Tôi không chắc là tôi biết về bức điện ngài đang nói tới là bức điện nào. Ngài có thể cho tôi mã ngày của nó. À, tôi nghĩ là đã tìm thấy nó rồi, đó là 0414 040140Z, và trong bức điện này, điện đài viên đoán rằng Bắc Việt đang giải mã chiến dịch của đơn vị anh ta. Anh ta không cho rằng các nguy cơ vào thời điểm đó là đủ lớn để chấm dứt cuộc tuần tra.

CT: Họ đã không làm như vậy à? Với vụ tiến công thứ hai, tôi muốn đọc bức điện do Trung tâm thông tin hải quân ở Philippines gửi Washington sau khi vụ tiến công thứ nhất xảy ra. Trung tâm này theo dõi tất cả các bức điện từ tàu Maddox và Turner Joy gửi trong vụ tiến công. Nội dung bức điện như sau: “Sau khi xem xét lại sự việc đã diễn ra, thông tin được ghi lại cho rằng, đã có nhiều va chạm và nhiều ngư lôi được phóng ra từ tàu đối phương, trở nên đáng nghi ngờ. Thời tiết biến động đã ảnh hưởng và sĩ quan phụ trách thiết bị rò quét dưới mặt nước có thể đã đếm lặp đi lặp lại nhiều lần chỉ một vài xung động. Tàu Maddox không thật sự nhìn thấy gì. Đề nghị hoàn tất việc phán đoán tình hình trước khi có hành động tiếp theo”. Với bức điện như vậy, một câu hỏi rất nghiêm túc đặt ra là tại sao, nếu cân nhắc gợi ý của bức điện, chúng ta lại không tiến hành ít nhất là một cuộc điều tra thích hợp hay tạm thời trì hoãn việc có hành động tiếp theo, để làm rõ tình hình?

Bức điện từ Philippines

CT: Ngài Bộ trưởng, tôi nghĩ ngài sẽ phải thừa nhận rằng, đã có cảnh báo khá rõ về những điều không chắc chắn về tình hình lúc đó.

BTQP: Thưa ngài Chủ tịch, tôi muốn chắc chắn chúng ta đang có trong tay cùng một bức điện.

CT: Ông Bader, hãy mang văn bản bức điện đó lại đây.

BTQP: Ông hãy đọc giúp tôi mã ngày của nó.

NV Bader: 041727.

BTQP: 071727.

NV Bader: Vâng.

CT: Ngài sẽ đặt bức điện đó vào bối cảnh thời gian?

Thông tin hải quân nhận được từ Philippines

CT: Tôi muốn xác định lại, bức điện này được gửi khi nào?

BTQP: Mã ngày của bức điện là 0417727Z, theo giờ GMT, nghĩa là nó được gửi vào 1h27 chiều 4-8 theo giờ miền đông nước Mỹ.

CT: Còn theo giờ địa phương?

BTQP: Giờ địa phương là 1h27 sáng 5-8.

CT: Xấp xỉ bốn hoặc năm giờ sau khi vụ tiến công xảy ra.

BTQP: Vâng, khoảng ba giờ.

CT: Xấp xỉ?

BTQP: Ba giờ.

CT: Ba giờ sau và ở Washington nhận được bức điện…

TNS Gore: Một chỉ thị cho đội đặc nhiệm là tìm kiếm các mảnh vỡ trong khu vực. Bức điện này được gửi sau cuộc tìm kiếm?

BTQP: Trước cuộc tìm kiếm. Tôi đã quên thời điểm chính xác. Nhưng tôi có thể cung cấp cho quý ngài hoặc bổ sung vào hồ sơ sau. Cuộc tìm kiếm các mảnh vỡ diễn ra ngày hôm sau.

TNS Gore: Xin được hỏi tiếp, họ có tìm thấy mảnh vỡ nào không?

BTQP: Tôi không nghĩ là có.

CT: Thời điểm chính xác là 1h37 sáng 5-8, phải không?

BTQP: Đúng vậy, theo giờ địa phương. Nếu tôi đã nói là 1h37, thì chính xác phải là 1h27, thưa ngài Chủ tịch.

CT: 1h27.

BTQP: Vào ngày 5-8.

CT: Sáng 5-8.

BTQP: Đúng vậy. Theo giờ địa phương.

CT: Được rồi. Vậy giờ mời ngài quay lại bức điện. Ngài có gì để nói?

BTQP: Thưa ngài Chủ tịch. Tôi muốn nói với ngài về thứ tự các cuộc đối thoại liên quan tới chủ đề này đã được ghi lại trong bức điện. Dù bức điện không nói là sĩ quan liên lạc đặt dấu hỏi về việc liệu có xảy ra một cuộc tiến công hay không, bức điện cũng đã nói rằng, có vẻ đáng nghi ngờ thông tin nói có nhiều va chạm đã được máy quét ghi lại và nhiều ngư lôi được bắn. Vì vậy, lúc đó chúng tôi bắt đầu chắp nối các thông tin với nhau và đề nghị Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương xem xét và đánh giá thêm tình hình.

( Theo Tô Minh // Báo Nhân dân Online )

tinkinhte.com

Sự kiện Vịnh Bắc Bộ – Sự lừa dối với cả nước Mỹ (Kỳ 5)

Tháng Bảy 13, 2011 Bình luận đã bị tắt

Cuộc điều trần của Bộ trưởng Quốc phòng McNamara trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ

“Năm 1964, với vài cuộc tranh luận ở Thượng viện cho đúng thủ tục, cuối cùng chỉ có 2 phiếu trắng, Thượng viện đã thông qua nghị quyết cho phép Tổng thống L. B.Johnson “dùng mọi biện pháp cần thiết để đẩy lùi cuộc tiến công vũ trang nào chống lại lực lượng của Hoa Kỳ và ngăn ngừa sự xâm lăng của cộng sản bắc Việt Nam”.

Cuộc đối thoại với Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương

Vào 14 giờ 48 phút theo giờ miền đông nước Mỹ, tức là khoảng một giờ 20 phút sau khi nhận được bức điện, Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương – chính xác hơn là chỉ huy lực lượng đặc nhiệm báo cáo Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương rằng, ông ta chắc chắn cuộc phục kích đầu tiên là có thật. Đây là bức điện 41848Z. Những chi tiết của các hành động lúc đó dễ gây nhầm lẫn, nhưng ông ta đã nhìn thấy những ánh sáng từ khu vực chiến sự hoặc những ánh sáng tương tự chạy ngang gần tàu Maddox, và tàu Turner Joy báo cáo có hai ngư lôi trôi qua gần đó.

BTQP: Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương cũng nghi ngờ. Theo tôi ông ta không nghi ngờ về việc đã xảy ra hay không một vụ tiến công, mà nghi ngờ tính chất và những chi tiết của vụ tiến công, và những mối nghi ngờ của ông ta xuất phát từ ít nhất hai lý do: Thứ nhất là, vì ông ta đã nhận được bản sao bức điện mà chúng tôi đã đề cập lúc nãy, bức điện 041727Z từ chỉ huy đội đặc nhiệm báo cáo những câu hỏi về tính chắc chắn của những chi tiết vụ việc này. Thứ hai là, Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương tỏ ý nghi ngờ vì tôi đã gọi điện cho ông ta và nói rằng tôi đã đọc bức điện đó. Tôi đã nói với ông ta là tôi nghi ngờ những chi tiết của vụ tiến công. Tôi muốn ông ta kiểm tra chúng, cho tôi thêm bằng chứng, và để bảo đảm rằng không có hành động trả đũa nào được tiến hành chừng nào chưa loại bỏ hết các mối nghi ngờ về những gì đã xảy ra, hoặc chí ít là đủ để biện hộ cho hành động trả đũa.

Mệnh lệnh cho các tàu kiểu Swatow tiến công

NV Bader: Đây là bức điện từ tàu Turner Joy. Nhưng đây là một bản tổng hợp.

Tướng Wheeler (đọc bức điện): Chỉ huy đội đặc nhiệm 72.1 báo cáo vào lúc 2 giờ 35 phút tại vị trí vùng lân cận Điểm Delta, nghi ngờ Bóng Đỏ cách 15 hải lý về phía tây. Phát hiện radar đối phương cùng phương hướng.

CT: Bức điện này gửi vào lúc nào?

Tướng Wheeler: Vào 2 giờ 35 phút sáng theo giờ miền đông nước Mỹ.

Đại úy Sweitzer: Mã ngày của bức điện là 040635 Zulu.

CT: Đó là theo giờ địa phương?

Tướng Wheeler: Theo giờ địa phương sẽ là 14 giờ 35 phút.

CT: 2 giờ 35 phút?

Tướng Wheeler: 2 giờ 35 phút chiều.

CT: Buổi sáng?

Tướng Wheeler: Không phải, là buổi chiều. Tôi đã nói với ngài từ đầu là theo giờ miền đông nước Mỹ.

CT: Nghĩa là từ lâu trước khi xảy ra vụ tiến công.

Tướng Wheeler: Vâng.

CT: Xảy ra từ rất sớm, trước khi…

Đại úy Sweitzer: Vào buổi chiều. Cuộc tiến công diễn ra vào buổi tối.

CT: Bức điện gửi khoảng sáu giờ trước khi cuộc tiến công diễn ra.

Tướng Wheeler: Xấp xỉ sáu giờ.

CT: Đúng vậy chứ?

Tướng Wheeler: Đúng vậy.

CT: Lúc đó là 2 giờ 30 phút chiều 4-8. Tôi đã nghĩ rằng nó xảy ra sau đó. Đọc lại nó lần nữa. Giờ tôi đang hình dung toàn cảnh những gì đã diễn ra.

Cách thức đối phương định vị tàu chiến Mỹ

Tướng Wheeler: Tôi đã nhận được ba đáp án: có thể định vị theo sự khởi động của các tàu khu trục, có thể định vị bằng các radar trên bờ, hoặc có thể định vị từ các tàu kiểu Swatow qua đường chân trời.

CT: Trong bức điện của tàu Turner Joy gửi ngày 5-8-1964, mã ngày là 050511Z có viết: “Dự đoán đầu tiên có hai tàu PT tiến công. Tuy nhiên phải thừa nhận có hai nhân tố trái chiều với dự đoán này. Thứ nhất là không có hoạt động ECM (hoạt động điện tử – theo cách hiểu của ngài Chủ tịch) từ các tàu PT. Tuy nhiên, các tàu này lúc khởi động thường hạn chế phát tín hiệu radar. Thứ hai là không có biểu hiện sóng âm nào của các âm thanh từ ngư lôi ngay cả với những âm thanh đi ngang qua bên dưới. Tiếng động của bản thân tàu rất lớn”.

Lập luận cho rằng chính quyền đã và đang bị lừa dối

TNS Gore: Tôi không nghi ngờ lòng yêu nước cũng như sự chân thành của ngài Bộ trưởng. Nhưng tôi cảm thấy rằng, tôi đã bị lừa dối và người dân Mỹ đã bị lừa dối. Thật sự là bản trình bày ngài đã cung cấp không phù hợp với chứng cứ ngài đã đưa ra tại cuộc điều trần hôm nay. Thí dụ, tôi xin đọc từ bản trình bày đã ngài đã chuẩn bị: Ở trang 17: “Các tin tình báo nhận được từ một nguồn có tính bảo mật cao và hoàn toàn tin cậy cho biết Bắc Việt đang chuẩn bị để tiến công các tàu khu trục của chúng ta bằng hai tàu kiểu Swatow cùng với một tàu PT nếu tàu PT có thể chuẩn bị xong kịp thời”. Tôi không có nghi vấn gì với câu tôi vừa đọc, ngoại trừ việc đánh giá nguồn tin là bí mật và hoàn toàn tin cậy.

Câu thứ hai: “Cùng một nguồn tin cho biết, trong khi chúng ta vẫn tiếp tục giữ cam kết trong ngày 4-8, thì vụ tiến công đã diễn ra”. Ngài Bộ trưởng, ngài đã không cung cấp cho chúng tôi chứng cứ nào khác ngoài thông tin thu trộm để giải thích cho điều này.

BTQP: Cho phép tôi giải thích về điểm này trong hồ sơ. Có bốn bức điện, bức thứ nhất vào 5 giờ 01 phút từ Hải Phòng gửi đến tàu kiểu Swatow T146 cho thấy có hai đối tượng, là tàu chiến của đối phương đậu tại điểm mà tàu Maddox và Turner Joy đang đậu hoặc đậu cách đó khoảng ba nghìn thước Anh. Bức điện thứ hai nói rằng…

TNS Gore: Chỉ thị cho các tàu này chuẩn bị sẵn sàng tiến hành các chiến dịch quân sự.

BTQP: Chuẩn bị sẵn sàng cho các chiến dịch quân sự, nhắc tới tàu T146 và việc sử dụng tàu T133. Và bức điện thứ ba cho thấy các tàu kiểu Swatow đã báo cáo một máy bay địch rơi và tàu chiến địch bị thương, và bức điện này gửi 12 phút sau khi các tàu của chúng ta điện báo về họ đang bị tiến công.

Chứng cứ về vụ tiến công thứ hai là không đủ

BTQP: Thưa ngài Chủ tịch, tôi xin được đưa ra một hoặc hai bình luận ngắn gọn. Tôi không nghĩ rằng ngài sẽ muốn tôi mất thời gian vào lúc 6 giờ 25 phút chiều tối như thế này để đáp lại đầy đủ những lập luận của TNS Gore, vì tôi không đồng ý gần như với tất cả những bình luận đó, và tôi nghĩ rằng hồ sơ hoặc chứng cứ hôm nay tôi đã cung cấp sẽ cho thấy tại sao như vậy. Tuy nhiên, tôi muốn nói hai điểm, một là viên chỉ huy đội đặc nhiệm đã không nói rằng ông ta nghi ngờ về việc có xảy ra một vụ tiến công hay không, như TNS Gore lập luận. Ông ta rõ ràng đã không nói như vậy, và tôi nghĩ rằng…

TNS Gore: Thưa ngài Chủ tịch, tôi có thể hỏi ông ta…

BTQP: Vâng.

TNS Gore: Tôi đã giải thích rồi.

BTQP: Ông ta đã nêu ra câu hỏi về những chi tiết cụ thể. Đó là vào 1 giờ 27 phút.

Liệu việc tiết lộ thông tin có hủy hoại an ninh của Mỹ?

CT: Ngài Bộ trưởng, tôi không muốn gây rắc rối cho ngài, nhưng với tôi thật khó tin rằng, đã ba năm rưỡi sau sự kiện đó, việc tiết lộ thông tin vẫn quan trọng với an ninh của chúng ta hiện tại. Tướng Johnson nói chúng ta có thể thay đổi mật mã của mình chỉ trong vòng một giờ sau khi tàu Pueblo bị bắt giữ. Nếu chúng ta có thể làm điều đó, tôi không hiểu tại sao họ không thể làm như vậy.

BTQP: Thưa ngài Chủ tịch, tôi đã sẵn sàng đưa vấn đề này ra Ban giám đốc các cơ quan tình báo đối ngoại và trông cậy vào quyết định của họ. Đơn giản là, cộng đồng tình báo, các cơ quan tình báo cấp cao, các giám đốc các cơ quan CIA, DIA và NSA trong chính phủ chúng ta, đều nói rằng đó sẽ là một bước lùi nghiêm trọng của ngành tình báo. Tôi chấp nhận điều đó và cho rằng, chỉ có Ban giám đốc các cơ quan tình báo đối ngoại mới có thể xem xét và bác bỏ quyết định của chính họ, và tôi sẽ chuyển vụ việc này tới hỏi họ nếu quý ngài muốn.

CT: Ngài đã nêu ra một câu hỏi rất khó đối với tất cả chúng ta. Và tôi thấy dường như ngành hành pháp cho rằng nghị viện không có chức năng gì trong quan hệ đối ngoại và trong việc tiến hành chiến tranh, và rằng chúng tôi không nên làm gì mà bên hành pháp…

TNS Symington: Thưa ngài Chủ tịch, với chút kinh nghiệm trong lĩnh vực này, khi vấn đề về Vịnh Bắc Bộ xuất hiện, thực tế là tôi đã gợi ý về điều mà ngài Bộ trưởng đang đề xuất hôm nay, đó là chúng ta nên tìm ai đó hiểu về mật mã và đưa người đó đến Ủy ban. Tôi đã nói rằng, trước khi chúng ta quyết định làm gì tiếp, chúng ta có thể có một cách nhìn độc lập về những sự tổn hại có thể đối với an ninh quốc gia. Xin nói thẳng, đối với tôi, tôi không biết sự tổn hại đó là gì.

Tôi chỉ muốn nói rõ rằng, chúng ta đang mất ba đến bốn trăm binh sĩ  một tuần, và do đó, chúng ta cần thận trọng. Tôi đã đưa ra gợi ý đó. Đó là từ trước khi hai Bộ trưởng tham gia chương trình “Gặp gỡ báo chí” trên truyền hình ba bốn tuần trước đây. Nhưng tôi vẫn nghĩ đó là một gợi ý tốt, và nếu Bộ trưởng McNamara nói rằng ngài muốn đặt việc quyết định vào tay chúng ta, dựa trên những gì mà chúng ta được cộng đồng tình báo cho biết, tôi hy vọng ngài Chủ tịch và Ủy ban cân nhắc đề xuất đó, không phải như một vấn đề có tính quyết định mà là một vấn đề cần xem xét.

CT: Ngài TNS nói rằng ngài chưa đọc bản trình bày của ngài Bộ trưởng. Nhưng nếu ngài đọc bản trình bày đã được cung cấp đó, thì tôi chắc là, bất kỳ ai đều sẽ thấy là chúng ta đã bẻ mật mã của họ. Đó là một nguồn tin có tính bảo mật cao. Đó là điều duy nhất có ý nghĩa, và ngài Bộ trưởng đã nói điều đó nhiều lần rằng chúng ta đã bẻ mật mã của họ, và việc nhắc lại điều đó lần nữa đối với tôi dường như không bổ sung được thông tin gì mới, mặc dù cá nhân tôi rất nghi ngờ rằng, trong phần lớn các trường hợp họ đều dùng mật mã. Họ đã không làm như vậy ở Triều Tiên. Họ nói chuyện qua điện thoại.

TNS Gore: Thưa ngài Chủ tịch, đã gần 7 giờ tối.

CT: Tôi đề nghị chúng ta tạm ngừng cuộc điều trần hôm nay ở đây.

TNS Gore: Tôi gợi ý ngài và ngài Bộ trưởng thảo luận riêng về vụ này.

CT: Tôi đề nghị chúng ta tạm ngừng cuộc điều trần.

TNS Symington: Tôi lần thứ hai nêu đề nghị đó.

BTQP: Tôi đồng ý với đề nghị của ngài Chủ tịch.

Đến đó, vào lúc 6 giờ 50 phút chiều tối, Ủy ban tạm ngừng cuộc điều trần.

( Theo Tô Minh // Báo Nhân dân Online )

Mỹ công bố tài liệu mật về chiến tranh VN

Tháng Tư 16, 2011 Bình luận đã bị tắt

“Sự kiện vịnh Bắc bộ” là bịa đặt

TT – Một tài liệu mật vừa được quân đội Mỹ công bố khẳng định Việt Nam không hề tấn công tàu chiến Mỹ ở vịnh Bắc bộ hồi tháng 8-1964, dù đó là sự kiện đã khiến Tổng thống Lyndon Johnson quyết định leo thang cuộc chiến.

Binh sĩ Mỹ từng nhiều lần hứng chịu đạn pháo của đồng đội – Ảnh: AFP

Theo AFP, bản báo cáo được công bố bởi Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA), chịu trách nhiệm phần lớn cho việc giải mã và nghe trộm ở Mỹ.

Báo cáo dày 500 trang, mang tên Spartans in darkness (tạm dịch là Chiến binh trong bóng tối), là câu chuyện về cuộc chiến Việt Nam từ khía cạnh “tình báo tín hiệu”, từ bức điện tín đầu tiên – thông điệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi chủ tịch Liên Xô Joseph Stalin – cho tới lần di tản cuối cùng các điệp viên Mỹ khỏi Sài Gòn.

Báo cáo cho biết trong một số trường hợp, quân đội VN “có thể liên lạc trên sóng radio của quân đội đồng minh để kêu gọi bắn pháo hoặc không kích vào đúng vị trí của quân đội Mỹ”. Steven Aftergood, giám đốc Dự án về các bí mật của chính phủ thuộc Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ (FAS), chua chát: “Đó (việc quân đội Mỹ bị chính không quân mình tấn công) là điều tôi chưa từng biết đến”. Ông đánh giá “đây là một sự lật lại quan trọng trên khía cạnh lịch sử. Mọi người đã từng nói đến điều này trước đây, nhưng đây là lần đầu tiên có một nghiên cứu hoàn chỉnh”.

Tuy nhiên, thông tin lịch sử quan trọng nhất của tài liệu này, theo ông, là “việc đảo ngược hoàn toàn các chi tiết lịch sử” của sự kiện vịnh Bắc bộ.

Nói về sự kiện vịnh Bắc bộ mà chính quyền Mỹ từng cáo buộc Việt Nam gây ra vụ tấn công chiến hạm Mỹ đêm 4-8-1964, FAS viết: “Thông tin giải mật cho thấy không những nó không đúng, như Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara từng nói với quốc hội, mà trái lại các thông tin tình báo tín hiệu chứng minh rằng không có vụ tấn công nào trong đêm đó”. Chính từ việc vu cáo quân đội miền Bắc VN tấn công chiến hạm Mỹ này, Tổng thống Johnson đã leo thang đưa quân đội Mỹ vào VN. Hơn 58.000 lính Mỹ sau đó đã thiệt mạng và cuộc chiến kéo dài tới năm 1973 khi Mỹ buộc rút quân theo hiệp định Paris.

Bình luận sự kiện này, BBC viết: “Sự kiện vịnh Bắc bộ và hồ sơ về vũ khí hủy diệt hàng loạt của Iraq gần đây đã khiến có nhiều lời kêu gọi các nhà báo Mỹ đặt nhiều câu hỏi hơn với những thông tin của các quan chức chính phủ”.

“Không hề có cuộc tấn công nào…”

Để bảo vệ “phiên bản” chính thức của vụ tấn công, Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) chỉ sử dụng vỏn vẹn 15 báo cáo từ bộ phận tình báo tín hiệu (SIGINT). Nghiên cứu mới này (của tôi) dựa trên việc khai thác một khối lượng lớn tài liệu SIGINT chưa từng được sử dụng trước đó. Dòng lũ thông tin mới này đã thay đổi hoàn toàn câu chuyện xảy ra vào đêm 4-8-1964. Yếu tố quan trọng nhất là đã xác định rõ động thái của hải quân Bắc Việt Nam vào đêm đó.

Nghiên cứu đã đem lại hai phát hiện gây chấn động. Thứ nhất, sự thật là không hề có một cuộc tấn công nào diễn ra trong đêm đó (4-8). Do hàng loạt sai lầm trong phân tích cộng với thái độ khăng khăng không chịu xem xét các bằng chứng trái ngược, các bộ phận SIGINT của Mỹ trong khu vực và tổng hành dinh NSA đã tuyên bố Hà Nội có kế hoạch tấn công hai con tàu của hạm đội Desoto. Những sai lầm trong phân tích tiếp theo và việc ỉm đi các thông tin khác đã dẫn đến thêm các “bằng chứng” khác. Trên thực tế, hải quân Hà Nội không hề có bất cứ hành động gì khác ngoài việc cứu hộ hai con tàu bị hư hại từ ngày 2-8.

Phát hiện thứ hai là về cách xử lý tài liệu SIGINT liên quan đến sự kiện vịnh Bắc bộ của một số cá nhân tại NSA. Kể từ khi cuộc khủng hoảng diễn ra vào đầu tháng tám cho đến những ngày ngay sau đó, kéo dài sang tháng 10-1964, thông tin SIGINT đã được trình bày theo cái cách ngăn cản những người đưa ra quyết định có một cái nhìn khách quan và tổng thể về sự kiện ngày 4-8-1964. Thay vào đó, chỉ có những tài liệu SIGINT nói rằng phía cộng sản cố tình tấn công hai tàu khu trục Mỹ là được đưa ra cho các quan chức chính quyền Mỹ xem xét.

Việc xử lý sai lầm tài liệu SIGINT được thực hiện theo cách mà người ta kết luận là đầy bí ẩn, với những bằng chứng ngụy tạo và sự thông đồng với nhau ở tất cả các cấp. Mục tiêu rõ ràng của các cá nhân trong NSA là ủng hộ lời cáo buộc của hải quân (Mỹ) là hải quân Bắc Việt Nam đã cố ý tấn công hạm đội Desoto. Để chứng minh cho lời cáo buộc trên, mọi tài liệu có liên quan của SIGINT đều không được cung cấp cho Nhà Trắng, cũng như quan chức tình báo và Bộ Quốc phòng. Nếu toàn bộ bằng chứng của SIGINT được xem xét, kết luận được đưa ra sẽ là phía Bắc Việt Nam không hề tấn công.

HIẾU TRUNG
(trích dịch từ báo cáo “Chiến binh trong bóng tối” của tác giả Robert J. Hanyok, sử gia của NSA)

THANH TUẤN

Sự lừa dối lớn nhất trong chiến tranh Việt Nam

Tháng Tư 16, 2011 Bình luận đã bị tắt

TTCN – “Sự kiện vịnh Bắc bộ” tháng 8-1964 lại được đưa trở lại trên báo chí quốc tế qua các bài viết đăng trên báo The New York Times (3-11-2005), báo The International Herald Tribune (Pháp), báo Daily Mail(Anh)…

Trận đụng độ vịnh Bắc bộ

Các báo này đã trích lời nhiều nhà sử học cho biết Cục An ninh quốc gia Mỹ (NSA) đã ngụy tạo bằng chứng để tạo ấn tượng rằng Bắc VN đã tấn công tàu USS Maddox lần hai ngày 4-8-1964. Việc làm này là “cố ý lọc và tạo ra một tài liệu sai” để  “đẩy nước Mỹ vào cuộc chiến đẫm máu kéo dài tới 10 năm”. Qua việc chính phủ Johnson dùng sự việc này làm bằng chứng thuyết phục Quốc hội Mỹ thông qua nghị quyết về vịnh Bắc bộ ngày 7-8-1964, cho phép Tổng thống Johnson mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại ra miền Bắc.

Sự lừa dối quốc hội và dư luận Mỹ đã được vén màn như thế nào? “Một sự che đậy khác về VN” như tựa của The New York Times là gì?

Sự dối trá được che đậy

“Trong công việc mới của mình, hằng ngày tôi phải đọc các bản dịch mật mã, nghiên cứu các bức điện, các báo cáo, tham gia các buổi thảo luận ở Lầu Năm Góc và thấy rằng mọi điều người ta nói với công chúng và quốc hội đều là những lời nói dối”.

Năm 2001, nhà sử học Mỹ Robert J. Hanyok thuộc Tàng thư về an ninh quốc gia của Đại học George Washington sau nhiều tháng lục tìm trong kho lưu trữ của chính NSA, đã phát hiện ra những “sự thật chết người” bị giấu nhẹm suốt 37 năm qua về sự kiện vịnh Bắc bộ.

Hanyok đã công bố các phát biểu của mình trong bài viết có tựa đề “Người dũng cảm trong bóng tối” (Spartans in darkness), đăng trong tạp chí nội bộ năm 2001, rằng những hoạt động thông tin liên lạc của Bắc VN mà NSA nghe trộm được qua các trạm đặt ở Phú Bài, Huế và San Miguel, Philippines đã bị các nhân viên NSA bóp méo, ngụy tạo khiến Chính phủ Mỹ hiểu rằng hai tàu khu trục Mỹ bị Bắc VN tấn công hôm 4-8-1964 và đã ra lệnh trả đũa ngay lập tức vào ngày hôm sau 5-8-1964.

Khi phát hiện ra dịch sai, các nhân viên đó đã không sửa (hay là cố tình không sửa theo lệnh cấp trên!?) mà lại giấu đi, ngụy tạo một tài liệu khác trình cấp trên về những bằng chứng của một cuộc tiến công không có thật.

Từ năm 2002, ông Hanyok và một số sử gia khác đã yêu cầu chính quyền công bố rộng rãi vấn đề này nhưng không được chấp nhận vì thời điểm nổ ra cuộc chiến Iraq đã gần kề, nếu công bố sai lầm của Mỹ thời chiến tranh VN sẽ khiến nhiều người so sánh và phản đối cuộc chiến ở Iraq.

Cuối tháng 10-2005 vừa qua, một sử gia độc lập tên Marthew M. Aid đã cung cấp cho tờ The New York Times những phát hiện của Hanyok, sau khi trao đổi với các quan chức đương nhiệm cũng như đã về hưu của NSA và CIA, với lý do “tài liệu này có liên quan đến những cuộc tranh luận mà chúng ta, với tư cách người Mỹ, thường có về cuộc chiến Iraq và việc cải cách tình báo. Giữ kín tài liệu này chỉ vì chúng làm ngành an ninh mất mặt là sai lầm”.

Sự dối trá bị lật tẩy

Năm 2002, Daniel Ellsberg – người đã công bố tài liệu mật Lầu Năm Góc – đã xuất bản cuốn sách nhan đề: Những điều bí mật. Hồi tưởng về Việt Nam và tài liệu mật Lầu Năm Góc” (Secrets. A memoir of Vietnam anh the Pentagon papers)”. Ellsberg đã dành cả chương 1 của phần 1 nói về sự kiện vịnh Bắc bộ (The Tonkin gulf: August 1964), trong đó bằng những chứng cứ thu thập được, vạch trần sự dối trá của chính quyền về chiến tranh VN nói chung, về sự kiện vịnh Bắc bộ nói riêng.

Là người trực tiếp tham gia vụ việc, D. Ellsberg nhận xét: “Vào nửa đêm ngày 4 hoặc trong vòng 1-2 ngày sau đó, tôi nhận ra rằng mỗi lời biện hộ (trong họp báo của Johnson và McNamara – NV) đều sai sự thật”.

D. Ellsberg đã đưa ra các luận cứ để vạch rõ sự vô lý trong việc biện hộ cuộc tấn công trả đũa của Mỹ, theo chính những cáo buộc mà chính quyền Mỹ đưa ra đối với Bắc VN, rằng hải quân Bắc VN đã vô cớ tấn công hải quân Mỹ trong hải phận quốc tế. D. Ellsberg viết:

“Trong thông báo đầu tiên của tổng thống và trong những phát biểu chính thức sau đó đều ám chỉ rằng cuộc tấn công ngày 4-8 vào các tàu của chúng ta là lý do của các cuộc không kích trả đũa. Không có sự phản đối chính thức nào từ phía quốc hội, công chúng cả trong tư duy của những viên chỉ huy hải quân từng trải và các nhà phân tích tình báo vào thời điểm chúng ta trả đũa, nhưng sớm hay muộn thì sự nghi ngờ vẫn đeo bám chặt lấy mỗi mẩu bằng chứng cho rằng đã có cuộc tấn công xảy ra ngày 4-8.

Tuần thám thường ngày trong hải phận quốc tế? Hai tàu khu trục đang làm nhiệm vụ tình báo mang mật danh “Chiến dịch tuần thám Desoto” đã thâm nhập bên trong, nơi mà Bắc VN coi là hải phận của họ. Chúng tôi khẳng định rằng Bắc VN đã tuyên bố hải phận của họ giống như các quốc gia cộng sản khác, 12 dặm tính từ bờ biển và từ các hòn đảo của họ.

Mỹ đã không thừa nhận một cách chính thức ranh giới mở rộng này, nhưng dù sao các tàu hải quân Mỹ cũng đã được chỉ thị rõ ràng là phải giữ khoảng cách ít nhất 15 dặm tính từ các hòn đảo hoặc đất liền của Trung Quốc. Tuy nhiên, trước sự kiện ngày 2-8, tàu Maddox đã thường xuyên chỉ ở khoảng cách 8 dặm tính từ đất liền của Bắc VN và 4 dặm tính từ các hòn đảo của họ (trong khi đó, Herrick báo cáo về Lầu Năm Góc ngày 2-8 là tàu Maddox khi bị tấn công đang ở cách bờ biển Bắc VN 28 dặm và ngày 4-8 là 60 dặm – NV).

Mục đích của hành động này chứng tỏ chúng ta không chỉ nhằm bác bỏ những tuyên bố về ranh giới của Bắc VN, mà còn cố ý khiêu khích để họ sử dụng các rađa phòng thủ bờ biển để các tàu của chúng ta có thể đánh dấu được các khu vực phòng thủ của họ và chuẩn bị cho các cuộc tấn công trên không, trên biển.

Bởi thế, hoàn toàn đúng khi nói cuộc tấn công ngày 2-8 xảy ra ở khoảng cách 28 dặm ngoài khơi, nhưng do có lời cảnh báo về một cuộc tấn công sắp xảy ra khi tàu Maddox chỉ cách bờ biển Bắc VN có 10 dặm nên đã khiến thuyền trưởng phải thay đổi hải trình và quay đầu chạy ra biển, để lại phía sau là các tàu phóng ngư lôi đang bám đuổi theo.

Vô cớ? Hà Nội tuyên bố rằng các lực lượng bù nhìn của Mỹ đã nã pháo vào hai hòn đảo của họ, hòn Mê và hòn Niêu, vào đêm 30 và 31-7. Trong các tuyên bố công khai, Bộ Ngoại giao (Mỹ) đã phủ nhận thông tin về một cuộc pháo kích như thế cũng như McNamara đã phủ nhận trong các cuộc họp báo ngày 4 và 5-8.

Trong cuộc gặp bí mật với các ủy ban của quốc hội hai ngày sau đó, ngoại trưởng Dean Rusk và McNamara đã thừa nhận có các cuộc tấn công nói trên, nhưng vẫn cho rằng chuyện đó thật sự không thể coi là những khiêu khích của Mỹ mà chỉ là ý định khơi mào các cuộc phản công của Bắc VN vì đó hoàn toàn là các hoạt động của “người Nam VN”, do hải quân Nam VN tiến hành nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của miền Bắc.

Nước Mỹ đã ủng hộ chính quyền Nam VN và chỉ có sự hiểu biết chung chung về chính quyền này và hành động của họ, Rusk tuyên bố rằng có rất ít thông tin về vấn đề này ở Washington. Chúng không có mối liên hệ nào tới các đội tàu khu trục tuần tra của chúng ta, không có sự phối hợp nào và thực tế chỉ huy các tàu khu trục đều không biết gì về các hoạt động đó.

Điều đó chỉ rõ rằng trong bất cứ trường hợp nào cũng đều không có cuộc bắn phá nào như vậy đã diễn ra, liên quan đến hoàn cảnh của cuộc tấn công thứ hai hoặc cuộc pháo kích từ ngày 31-7. Nghị quyết mà quốc hội được đề nghị phải thông qua trong một thời gian nhanh nhất có thể được và dường như không có sự phản bác lại, chẳng khác gì là một cử chỉ ủng hộ cho hành động của tổng thống, để chứng tỏ sự đoàn kết, nhất trí cho Hà Nội thấy và nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công trong tương lai vào các lực lượng của chúng ta. Các lập luận này đều không đúng”.

D. Ellsberg viết tiếp: “Trong công việc mới của mình, hằng ngày tôi phải đọc các bản dịch mật mã, nghiên cứu các bức điện, các báo cáo, tham gia các buổi thảo luận ở Lầu Năm Góc và thấy rằng mọi điều người ta nói với công chúng và quốc hội đều là những lời nói dối.

Trong nhiều ngày, tôi biết rằng chỉ huy của các tàu khu trục không chỉ biết về các cuộc pháo kích bí mật mà còn yêu cầu đội tuần thám rút về hoặc kết thúc sau đợt tấn công thứ nhất vào ngày 2-8 vì họ đang chờ đợi các cuộc tấn công trả đũa. Yêu cầu của ông ta bị từ chối. Hơn nữa, tôi còn biết không hề có hoạt động nào của quân đội Nam VN, kể cả các hoạt động chung.

Chúng hoàn toàn là các hoạt động của Mỹ với kế hoạch mang mật danh 34A. Các hoạt động chống thâm nhập của quân đội Nam VN mà McNamara mô tả chi tiết với quốc hội hoàn toàn khác với những gì ông ta biết. Hà Nội cho biết trong các cuộc bắn phá chống lại Bắc VN, Mỹ đã sử dụng các tàu tuần tra tốc độ nhanh như Nasty (CIA mua từ Na Uy), thuê các thủy thủ và kiểm soát mọi hoạt động của kế hoạch…

Mặc dù sử dụng nhân viên người nước ngoài để tỏ ra ít bị dính líu hơn nếu bị bắt, nhưng kế hoạch 34A thật sự là các hoạt động của Mỹ, cũng giống như cuộc tuần tra Desoto của các tàu khu trục thuộc hải quân Mỹ. Hơn nữa, người Bắc VN đã không lầm khi cho rằng hai dạng hoạt động của Mỹ đã được phối hợp ở các mức độ khác nhau.

Một mặt, những nhiệm vụ của Desoto trong một khu vực đặc biệt đã được xác định là nhằm đánh dấu các điểm bố trí rađa bờ biển của đối phương và ngăn chặn thông tin, mặt khác kế hoạch 34A sẽ căn cứ vào đó để tăng cường bắn phá làm tê liệt hệ thống phòng thủ bờ biển của Bắc VN.

Dường như Washington đã biết về việc này, dựa trên những mô tả chi tiết của các hoạt động đã được lên kế hoạch từ trước, các quan chức cao cấp đã đọc và đã im lặng trước các kế hoạch đó. Tôi sớm biết được điều này vì vào cuối tháng đó tôi làm nhiệm vụ của người đưa tin tại Washington, chuyển các kế hoạch tối mật này tới các quan chức cao cấp để lấy chữ ký. Họ gồm: Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Cyrus Vance, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao L. Thompson và cố vấn an ninh quốc gia McGeorge Bundy ở Nhà Trắng.

Họ đều nằm trong số các thành viên của Ủy ban 303, đã giám sát và tán thành tất cả các hoạt động bí mật của tổng thống. Trong khi họ đọc các tài liệu, tôi ngồi trong văn phòng của họ cùng với một viên đại tá làm việc ở bộ phận tổ chức các hoạt động bí mật thuộc Hội đồng các tham mưu trưởng liên quân Mỹ (JCS), người đầu tiên đã đưa tôi các hồ sơ này.

Sự trái ngược giữa những điều mà các thượng nghị sĩ được nghe từ các thư ký trong buổi họp chung bí mật của Ủy ban đối ngoại và Ủy ban quân lực thượng viện, với những tài liệu mà tôi đã đọc, và những điều mà tôi mới được biết trong tuần đầu tiên khi làm nhân viên văn phòng ở Lầu Năm Góc, đang rất thú vị và hấp dẫn. Người ta đang thúc ép thượng nghị sĩ Frank Church phải thừa nhận:

“Chính phủ của chúng ta đã cung cấp các tàu thuyền này cho Nam VN” mà không hề biết chúng sẽ được sử dụng vào các cuộc tấn công Bắc VN. Ngoại trưởng Rush thì nói: “Theo nghĩa rộng hơn thì là như thế, nhưng căn cứ vào bất kỳ chi tiết đặc biệt nào có liên quan thì chúng ta đã không theo đuổi vụ việc này ngay từ Washington”. Trái ngược với sự phủ nhận này, tôi biết rất rõ rằng chi tiết cụ thể của các hoạt động này đều đã được các nhà chức trách cao nhất ở Washington, cả quân sự và dân sự biết đến và tán thành…”.

Trong hồi ký của mình, sau khi trình bày các hoạt động ngoại giao thông qua một nhân vật trung gian với người Canada tên Blair Seaborn), một thành viên của Ủy ban điều tra quốc tế (ICC), với Hà Nội 18-6-1964, tác giả Ellberg cho biết thông điệp mà Johnson gửi đi là: “Sự kiên nhẫn của quan chức và công chúng Mỹ đối với sự khiêu khích của Bắc VN đang dần suy giảm”. Và “nếu cuộc xung đột (ở miền Nam VN) vẫn tiếp tục gia tăng thì tất nhiên chính Bắc VN sẽ phải gánh chịu hậu quả to lớn”.

Vì thế, Ellberg đã cho biết: “Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân được chỉ định trực tiếp chuẩn bị các kế hoạch chi tiết cho các đợt tấn công Bắc VN. Cuối tháng năm, kế hoạch được hoàn thành với 94 mục tiêu. Các mục tiêu trả đũa được lựa chọn rất nhanh chóng từ danh sách 94 mục tiêu trên, vào ngày 5-8…”.

Như thế, ta có thể đi tới kết luận rằng phía Mỹ đã chuẩn bị cho việc mở rộng chiến tranh ra miền Bắc từ trước “sự kiện 4-8” hàng tháng trời, thậm chí còn xác định ngày D-20 cho kế hoạch tấn công, nên các sử gia đã có lý khi khẳng định nếu không có sự kiện 4-8 thì Johnson vẫn tìm cách phát động tiến công miền Bắc.

oOo

Năm 1995, cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ McNamara sau hàng chục năm yên lặng… đã cho xuất bản cuốn hồi ký “Nhìn lại quá khứ, tấn thảm kịch và những bài học về VN”. Cũng trong năm đó, ông dẫn đầu một đoàn các tướng lĩnh, học giả Mỹ sang VN hội thảo về cuộc chiến tranh VN.

Một trong những câu hỏi lớn nhất ông Mc Namara muốn làm sáng tỏ, khi ông hỏi đại tướng Võ Nguyên Giáp là vào ngày 4-8-1964, phía hải quân VN có bắn vào tàu chiến Mỹ ở vịnh Bắc bộ hay không! Nếu có bắn thì việc Quốc hội Mỹ thông qua nghị quyết về vịnh Bắc bộ ngày 7-8-1964 cho phép Tổng thống Johnon mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại ra miền Bắc là đúng, là có cơ sở. Còn nếu VN không bắn mà do phía Mỹ dựng lên thì đó là một thảm họa. Và thảm họa của nước Mỹ khi leo thang chiến tranh giờ đây đã được vén màn bí mật…

X.H – K.H

Bịa đặt để gây chiến tranh

Tháng Tư 16, 2011 Bình luận đã bị tắt

Cuộc hải chiến ngày 2-8-1964 chụp từ tàu Maddox

TTCN – 40 năm sau vụ “tấn công tàu Maddox” dẫn đến sự kiện vịnh Bắc bộ, Cơ quan tàng thư An ninh Quốc gia, Viện đại học Washington hôm 4-8-2004 đã công bố một số tư liệu mới về sự kiện này. TTCN trích giới thiệu một trong những tư liệu vừa công bố do tiến sĩ Prados chấp bút.

“…Gần đây, sự kiện vịnh Bắc bộ thường được viện dẫn đến, gắn với cuộc chiến tranh tại Iraq, nơi chính quyền Tổng thống George Bush cũng nêu ra như là những mối đe dọa đối với Mỹ nhằm đạt đến việc quốc hội chấp thuận sử dụng vũ lực. Một lần nữa các đòi hỏi này cho thấy chúng dựa trên các chứng cứ tình báo mơ hồ và còn có thể bị ngụy tạo.

40 năm trước, đúng vào ngày 4-8-2004, Tổng thống Johnson và các quan chức Mỹ cao cấp nhất đã tin rằng Bắc VN vừa mới tấn công các tàu khu trực của Mỹ trong vịnh Bắc bộ, cho dù các bức điện truyền tin mà họ (quân Bắc VN) trao đổi với nhau (quân đội Mỹ kiểm tra được) lại mô tả trận hải chiến trước đó hai ngày, trận đánh phát xuất từ các cuộc tấn công của biệt kích Mỹ vào Bắc VN.

Ai trả đũa ai?

Chính quyền Johnson luôn khẳng định đã rất kiềm chế trong hành động, đã không trả đũa ngay sau vụ tấn công của hải quân Bắc VN ngày 2-8-1964, chỉ trả đũa sau cuộc tấn công thứ nhì ngày 4-8-1964. Trong thực tế, vào thời điểm đó Hoa Kỳ đang tiến hành một chương trình tấn công miền Bắc VN bằng các đơn vị biệt kích hải quân (gọi tắt là biệt hải) sau khi được Tổng thống Johnson phê duyệt vào tháng 1-1964 theo kế hoạch hành quân 34-A  nhằm gây sức ép, thúc giục Hà Nội phản ứng lại. Các lý lẽ mà chính quyền Johnson đưa ra về sự kiện vịnh Bắc bộ đã được chứng minh là không chính xác.

Trước hết, chính quyền Johnson lập luận rằng các tàu chiến Mỹ đã chỉ xuất hiện trong vịnh Bắc bộ nhằm biểu thị sự hiện diện của Mỹ, như một chuyến “hải hành vô tội” đúng theo luật pháp quốc tế. Cuộc hải chiến giữa khu trục hạm Maddox và các tàu phóng ngư lôi của Bắc VN ngày 2-8-1964 đã diễn ra ngay sau một loạt các cuộc tấn công vào các mục tiêu nằm trên bờ biển Bắc VN, trong đó có hòn Mê và hòn Nẹ mà tàu Maddox đã đến thật sát trước khi diễn ra cuộc đụng độ. Nhiệm vụ của tàu Maddox là thám sát hoạt động radar của Bắc VN cùng các phát sóng truyền tin khác có thể có sau mỗi đợt tấn công biệt kích theo kế hoạch 34-A.

Bộ trưởng quốc phòng McNamara, trong cuộc điện đàm đầu tiên với tổng thống Johnson về trận hải chiến, đã nêu vấn đề này. Tổng thống muốn bộ trưởng Mc Namara họp riêng với các lãnh tụ quốc hội để báo cáo tình hình. McNamara có mô tả kế hoạch 34-A có nêu tên hai hòn đảo, số tàu tham gia tấn công, số đạn dược đã bắn cùng các chi tiết khác, song ông ta đã báo cáo đó là các cuộc tấn công của hải quân Sài Gòn, còn Mỹ chẳng dính líu gì.

Trong thực tế các cuộc đột kích biệt hải 34-A hoàn toàn do Mỹ kiểm soát, sử dụng tàu bè của hải quân Mỹ. Phía Sài Gòn chỉ tham gia chiến dịch 34-A này bằng cách chịu trách nhiệm về số lính biệt hải do họ tuyển mộ. Các lính biệt hải này hoàn toàn do Mỹ chỉ huy. Trong các cuộc điều trần trước quốc hội ngày 6-8-1964, McNamara nói: “Hải quân chúng ta tuyệt đối không tham gia gì cả, không kết hợp với Nam VN, thậm chí không hề hay biết gì cả.” Đặc biệt, McNamara sau này còn khẳng định rằng các vụ đột kích 34-A là “để trả đũa Bắc VN xâm lược”.

Sau vụ hải chiến đầu tiên ngày 2-8, tổng thống Johnson ra lệnh cho một tàu khu trực thứ nhì Turner Joy đến hỗ trợ tàu Maddox và cả hai quay trở lại vịnh Bắc bộ. Đêm 4-8, cả hai tàu cho rằng đã bị tấn công nên đã gửi điện báo cáo có đụng độ với đối phương, có thủy lôi dưới biển, và cứ thế nã đạn pháo vào một đối thủ giả định là có. Căn cứ theo lời khai đó tàu chiến Mỹ đã “vô tội” khi đi qua vịnh Bắc bộ, thế nên tổng thống đã ra lệnh trả đũa và kêu gọi quốc hội thông qua nghị quyết cho phép ông khởi sự cuộc chiến tranh VN.

Cuộc tấn công không bằng cớ

Các chứng cứ về một “cuộc tấn công thứ nhì” – cuộc tấn công đêm 4-8 – càng không hề rõ rệt. Đã chẳng có dấu tích gì của tàu Bắc VN bị đánh chìm hoặc xác thủy thủ Bắc VN trên biển, chẳng có được bức ảnh nào. Các tín hiệu radar và sonar (kiểm thính tàu ngầm) chỉ cung cấp một mớ hỗn độn dữ kiện mà thôi.

Các phi công của hàng không mẫu hạm USS Ticonderoga được phái đi yểm trợ hai tàu khu trục “bị tấn công” cũng thuật lại như thế. James B. Stockdale, người chỉ huy phi vụ tiếp ứng, đã chẳng nhìn thấy quân địch song lại có lúc nhìn thấy tàu Turner Joy chĩa nòng súng nhắm vào tàu Maddox. Stockdale, sau này giải ngũ với cấp bậc đô đốc, đã viết: ”Tuyệt nhiên không hề có súng nổ, ngoại trừ súng của phe ta, chẳng có đợt tấn công nào của ngư lôi đỉnh đối phương cả. Chẳng hề có gì xảy ra, chẳng có một vụ chạm súng nào trong đêm tối như mực đó. Nếu có thì đã nhìn thấy điểm khai hỏa rồi”.

Để kết luận, tiến sĩ John Prados viết: “Nếu thay vài chữ trong các phát biểu trích dẫn trên như thay từ “ngư lôi đỉnh” bằng “vũ khí hủy diệt hàng loạt”, từ “Hà Nội” bằng từ “Baghdad” , các điểm tương đồng với ngày hôm nay là đầy ắp.

(Trích hồi ký của Daniel Ellsberg, người tiết lộ “Hồ sơ mật Lầu Năm Góc”):

Năm 1971, Daniel Ellsberg lần đầu tiên  tiết lộ những thông tin mật về lịch sử cuộc chiến VN cho tờ “New York Times” và một số báo khác, gọi là “Hồ sơ mật Lầu Năm Góc”. Năm ngoái,  Daniel Ellsberg tung ra hồi ký “Secrets – a memoir of Vietnam and the Pentagon papers” (Bí mật: hồi ký về Việt Nam và hồ sơ Lầu Năm Góc). Các tiết lộ của Ellsberg một lần nữa cho thấy cuộc chiến của Mỹ ở VN là một sự lừa dối từ đầu đến đuôi. Như đoạn trong chương 1:

Sáng thứ ba 4-8-1964, lần đầu tiên tôi nhận nhiệm sở mới tại Lầu Năm Góc. Một tùy phái  đem đến một bức điện cho sếp của tôi. Do phụ tá bộ trưởng John McNaughton đã đi ra ngoài, các thư ký bảo anh ta đưa bức điện cho tôi, tân phụ tá đặc biệt Bộ Quốc phòng.

Bức điện đó của đại tá John J. Herrick, tư lệnh hải đội gồm hai tàu khu trục trong vịnh Bắc bộ, báo tin đang bị tàu tuần tiểu Bắc VN tấn công và ông ta đã nổ súng bắn trả. Thủy thủ trực sonar trên tàu chỉ huy của Herrick, chiếc Maddox, nghe thấy tiếng thủy lôi, và có tiếng thủy lôi khác vọt qua khỏi tàu Turner Joy. …

Vài phút sau, Herrick lại báo cáo có thủy lôi khác, rằng các chiến hạm do ông ta chỉ huy đã nô súng đánh trả, và có lẽ đã phá hủy một tàu đối phương, rằng họ đã chỉ nổ súng bắn qua màn hình radar chứ không do “mắt thấy”.

Các bức điện thật sống động. “Các thủy lôi bắn trật chúng tôi. Lại thêm thủy lôi khác nữa. Bốn thủy lôi dưới nước, năm thủy lôi dưới nước. Đã tránh được sáu thủy lôi”. Có đến 9, rồi 14, rồi 26 thủy lôi bắn vào hai chiếc tàu của Herrick: thủy lôi lúc nhúc trên biển. Lại có thêm tàu đối phương bị bắn trúng, ít nhất một chiếc chìm. Cuộc đụng độ kéo dài 45 phút đến 1 giờ.  Thế rồi tất cả đột ngột chấm dứt. Một bức điện được gửi đến, không đầy đủ chi tiết, song cũng đủ để đạt câu hỏi về tất cả những bức điện trước.

Herrick viết: “Nhìn lại diễn biến cho thấy một số cuộc đụng độ và phóng thủy lôi là mơ hồ đáng nghi ngờ. Thời tiết xấu đã tác động đến radar và sonar. Tàu Maddox đã không nhìn thấy bất cứ gì. Đề nghị đánh giá lại tình hình trước khi tiến hành bất cứ hành động gì”.

Thông tin mới này là cả một gáo nước lạnh. Các bức điện mới của Herrick đã chẳng làm chậm đi những chuẩn bị của Washington cho một cuộc không kích trả đũa thật sớm càng tốt.

HỮU NGHỊ

40 năm đánh thắng trận đầu của hải quân VN

Tháng Tư 16, 2011 Bình luận đã bị tắt

Trận hải chiến đầu tiên

Tàu khu trục Maddox của Mỹ đã phải tháo chạy sau khi trúng ngư lôi của Hải quân Việt Nam

Thứ Hai, 02/08/2004, 05:02 (GMT+7)

TT – Đúng 40 năm trước, với ý đồ tấn công phá hoại miền Bắc VN, giới quân sự Mỹ đã dựng ra biến cố “sự kiện vịnh Bắc bộ”. Trong trận chiến không cân sức ấy, Hải quân VN đã đáp trả hành động khiêu khích của đối phương bằng tình yêu Tổ quốc và lòng quả cảm vô biên…

Cái gọi là “sự kiện vịnh Bắc bộ” do giới quân sự Mỹ dựng lên và thực hiện năm 1964 đã lừa dối nhân dân Mỹ, lừa dối Quốc hội Mỹ để thông qua cho được bản nghị quyết về vịnh Bắc bộ – nghị quyết mà một thượng nghị sĩ Mỹ mô tả như “bản tuyên chiến đề ngày trước”.

Với ý đồ “khiêu khích Bắc VN”, trong hai ngày đầu tháng 8-1964, các máy bay T28 của phái hữu Lào được Mỹ sử dụng đã bắn phá đồn biên phòng Nậm Cắn và làng Noọng Dẻ ở miền tây tỉnh Nghệ An. Ngoài khơi vịnh Bắc bộ, tàu khu trục Maddox tiếp tục tiến về phía bắc, xâm phạm hải phận của nước VN dân chủ cộng hòa và gây ra một số vụ khiêu khích đối với thuyền đánh cá của ngư dân miền Bắc.

Đặc biệt đêm 31-7 rạng sáng 1-8, tàu khu trục Maddox đã xâm phạm vùng biển Quảng Bình, sau đó tiến lên phía bắc, điều tra các mạng lưới bố phòng của ta ở khu vực đèo Ngang, Hòn Mát, Hòn Mê, Lạch Trường.

Đối phó với các hành động khiêu khích phá hoại ngày càng tăng của Mỹ – ngụy ở vùng biển khu 4, Bộ tư lệnh quân chủng hải quân quyết định thành lập sở chỉ huy tiền phương ở sông Gianh. Một số tàu tuần tiễu ở phía bắc được tăng cường.

Các phân đội tàu tuần tiễu ở vùng biển khu 4 rời cảng ra các khu neo và tăng cường huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật; đồng thời nâng cao cảnh giác, sơ tán ngụy trang chu đáo, chống địch tập kích bằng đường không và biệt kích, người nhái. Các tàu phóng lôi ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao. Cuối tháng 7-1964, mọi công tác chuẩn bị chiến đấu của quân chủng hải quân đã cơ bản hoàn thành.

“Không thể quên cái đêm cuối cùng tháng bảy và rạng sáng đầu tháng tám ấy, phân đội 3 chúng tôi vẫn đang mải miết luyện tập trên vùng biển Đông Bắc thì nhận được lệnh: lắp ngư lôi và di chuyển từ Vạn Hoa – Quảng Ninh vào Hòn Nẹ – Thanh Hóa (để phục kích, đón đánh tàu khu trục Maddox).

Phân đội 3 bấy giờ gồm ba tàu 333, 336, 339 do đại úy Lê Duy Khoái – đoàn trưởng 135 (tiểu đoàn 135 là lực lượng chiến đấu trực thuộc quân chủng hải quân) trực tiếp chỉ huy và tôi, trung úy làm phân đội trưởng kiêm thuyền trưởng tàu 333”- nguyên phân đội trưởng phân đội 3 Nguyễn Xuân Bột nhớ lại.

Phần thắng không thuộc về kẻ mạnh

Đến rạng sáng 2-8, mọi công tác chuẩn bị hoàn tất nhưng thật không may, khi ấy trời động. Gió mùa đông bắc, sóng cấp 4, cấp 5 đã khiến cả đoàn phải mất hơn tám giờ đồng hồ mới hoàn thành chặng đường 100 hải lý, gấp đôi thời gian so với dự kiến. Tới Hòn Nẹ, phân đội 3 lại nhận lệnh hành quân ngay vào Hòn Mê.

Ông Bột kể tiếp: “Khi phát hiện tàu lạ ở phía nam Hòn Mê, tôi báo cáo anh Khoái: có khả năng tàu khu trục. Anh Khoái lại nghĩ khác: tàu buôn. Thế nhưng sóng rađa vọng về cho thấy trùng với sóng hôm trước khi tàu Maddox ở đèo Ngang. Mươi phút sau, chỉ huy sở tiền phương ra lệnh: xuất kích! Cả phân đội nhổ neo lên đường”.

Phân đội trưởng Nguyễn Xuân Bột ra lệnh đội hình chạy cách nhau 50m, chiến sĩ rađa Nguyễn Văn Luyện tiếp tục bám sát mục tiêu, mỗi phút báo cáo một lần. Nhận thấy có ba tàu tốc độ cao đang tiếp cận, tàu Maddox cũng tăng tốc và chạy ra xa hướng về cửa Ba Lạt. Ỷ thế hỏa lực mạnh, Maddox bắt đầu dùng pháo lớn bắn dữ dội. Phân đội 3 chuyển từ đội hình hàng dọc sang đội hình tránh pháo bậc thang phải, bậc thang trái.

Pháo liên hồi bốc các thành viên phân đội ném sang hai bên. Chỉ huy trưởng phân đội lệnh cho tàu 333 tăng tốc để chặn tàu địch, tạo điều kiện thuận lợi cho hai tàu 336 và 339 tấn công. Tiếp cận được góc mạn tàu địch 1100, cự ly 7-8 liên (*), thuyền trưởng tàu 339 hạ lệnh phóng ngư lôi và chuyển hướng rời khỏi khu vực tác chiến.

Trên trời bất ngờ xuất hiện năm máy bay địch tập kích và bắn trúng khoang máy chính của tàu 339, tàu phải thả trôi vừa tập trung dập lửa, sửa chữa hỏng hóc vừa ngoan cường đánh trả bằng súng 14,5mm và súng trung liên.

Sau khi tàu 339 phóng ngư lôi, tàu 336 tiếp tục tiếp cận mục tiêu từ góc mạn 1100-1200, cự ly 6-7 liên và tiến hành phóng ngư lôi rồi giảm tốc độ chuyển hướng rời khỏi khu vực tác chiến. Pháo trên tàu Maddox vẫn nhả cấp tập và một quả đã rơi trúng vào tàu 336. Thuyền trưởng Phạm Văn Tự trúng đạn hi sinh, thuyền phó Nguyễn Văn Chuẩn mặc dù bị thương vẫn chỉ huy điều khiển tàu.

Lúc này tàu 333 đang chạy với tốc độ 36 hải lý/giờ, liền tăng lên 42 hải lý/giờ, mở góc mạn ra ngoài biển. Tình hình thật nguy cấp. Cột ăngten bị pháo đánh gục, không thể báo cáo được lên cấp trên. Quả ngư lôi trái cũng trúng đạn, buộc phải giật trôi xuống biển. Tàu bị lệch hẳn một bên vì chỉ còn duy nhất quả ngư lôi bên phải.

“Còn cách tàu địch khoảng 8 liên, anh Khoái nói: phóng đi. Nhưng tôi quyết phải tiếp cận gần hơn cho chắc ăn. Anh Khoái lại đấm vào vai tôi giục: phóng đi. Tôi yêu cầu tốc độ tăng tối đa 52 hải lý/giờ. Máy trưởng báo cáo sợ không đủ sức và vỡ máy. Tôi vẫn buộc tàu mở hết tốc lực nhưng chỉ duy trì trong mười phút để chiếm góc mạn phải. Còn 6 liên, 5 liên, 4 liên… Khi tôi hô “chuẩn bị”, anh em đồng thanh hô theo đầy khí thế. “Ấn cò”.

Quả ngư lôi xé mặt biển lướt đi. Cả tàu gần như ngừng thở. Maddox vội vã xoay mũi tàu để tránh… “Nó trúng ngư lôi của tôi rồi”- Nguyễn Văn Đạt và Nguyễn Thái Nguyên, chiến sĩ và nghiệp vụ trưởng ngư lôi, hét lên. Một tiếng nổ từ phía Maddox phát ra.

Tàu 333 chậm rãi chạy song song ngược chiều với nó. Biển yên tĩnh, Maddox yên tĩnh lạ thường, chúng tôi còn thấy cả lính Mỹ chạy lố nhố trên tàu. Có lẽ họ sợ chúng tôi là lính cảm tử, trên tàu chứa bộc phá sẵn sàng lao thẳng vào”- ông Nguyễn Xuân Bột bồi hồi.

Ngay sau khi tàu Maddox bị đánh đuổi khỏi vùng biển của ta, đêm mồng 4 rạng sáng 5-8, chính quyền Mỹ đã dựng lên cái gọi là “sự kiện vịnh Bắc bộ” vu khống hải quân ta tấn công tàu Mỹ trên vùng biển quốc tế.

Lấy cớ thực hiện kế hoạch “mũi tên xuyên” đã được vạch ra từ trước, Mỹ sử dụng tối đa lực lượng không quân của hai biên đội tàu sân bay hòng tiêu diệt lực lượng hải quân ta trong ngày 5-8.

Để rồi 5-8 đã trở thành ngày truyền thống đánh thắng trận đầu của Hải quân nhân dân VN và cũng là ngày đánh thắng trận đầu của quân, dân miền Bắc đối với không quân Mỹ.

ĐÀ TRANG

——————–

(*) 10 liên = 1 hải lý = 1.853m.

* Tàu Maddox

Đánh máy bay Mỹ bảo vệ cảng Hải Phòng

– Dài 144,8m; rộng 12,4m, lượng giãn nước tiêu chuẩn 2.200 tấn, chở đầy 3.320 tấn, tốc độ 33-35 hải lý/giờ, quân số trên tàu: 274.- Vũ khí: ba bệ 127mm/ hai nòng, hai bệ phóng bom, hai giàn phóng ngư lôi (mỗi giàn ba ống). Trên mặt boong còn được trang bị nhiều bệ pháo 20mm vừa bắn đối không và bắn đối hải – là loại vũ khí uy hiếp lớn nhất khi tàu phóng lôi tiếp cận.

– Rađa có thể phát hiện tàu phóng lôi nhỏ ở cự ly 10-14 hải lý.

– Các giàn phóng bom trên tàu vừa để đánh tàu ngầm, vừa dùng để đánh phá các quả ngư lôi tiến vào tàu.

* Tàu phóng ngư lôi của phân đội 3

Tàu khu trục Maddox của Mỹ

– Dài 20m, rộng 3,4m, nặng 20 tấn; tốc độ tối đa 52 hải lý/giờ trong vòng 10 phút; quân số 9-11 người với chỉ hai giường cá nhân.- Vũ khí: hai quả ngư lôi (1tấn/quả), một bệ pháo 14,5mm/hai nòng, súng tiểu liên canh gác…

– Tàu được trang bị một số lõi cây kích cỡ khác nhau để sẵn sàng… bịt lỗ thủng thân tàu khi bị dính đạn pháo của địch.

– Theo tính toán của các nhà “vũ khí học”, thông thường phải cần tới…12 tàu (24 quả ngư lôi) hình thành bốn mặt quạt mới có thể đánh trúng được một quả vào tàu khu trục.