Lưu trữ

Archive for the ‘Chiến tranh Việt Nam’ Category

“Biểu tượng tử thủ” của quân đội Sài Gòn sụp đổ (Kỳ cuối)

Tháng Tư 11, 2014 Bình luận đã bị tắt

Sự kiện Xuân Lộc 37 năm trước qua sách báo phương Tây

QĐND – Thứ bảy, 21/04/2012 | 22:30 GMT+7

QĐND – Trên thực tế, sự rút lui của Mỹ-ngụy đã bộc lộ mức độ ảo tưởng, thất vọng và bi thảm vốn thể hiện rõ trong trải nghiệm của Mỹ qua cuộc chiến tranh Việt Nam. Đầu tiên, các nhà quân sự và các quan chức Mỹ vẫn tin tưởng rằng: Nam Việt Nam sẽ tổ chức phòng thủ có hiệu quả, chỉ đến khi Bắc Việt Namđánh tới cửa ngõ Sài Gòn thì họ mới nhận ra sự thật thất bại đã đến gần và lớn tiếng chỉ trích lẫn nhau. Trong cuốn: “Lời phán quyết về Việt Nam”, tác giả đã chỉ trích Đại sứ Mỹ Martin và tố cáo sự yếu kém của quân đội Việt Nam cộng hòa: “Martin là một người chuyên quyền không chịu xem xét, thậm chí không đọc một báo cáo chiến trường nào nói lên sự yếu kém và sự có thể sai lầm của các lực lượng hoặc Chính phủ Sài Gòn…”[1]. Xem chi tiết…

“Biểu tượng tử thủ” của quân đội Sài Gòn sụp đổ (Kỳ 2)

Tháng Tư 9, 2014 Bình luận đã bị tắt

Sự kiện Xuân Lộc 37 năm trước qua sách báo phương Tây

QĐND – Thứ sáu, 20/04/2012 | 21:2 GMT+7

QĐND – Theo kế hoạch, 5 giờ 40 phút sáng 9-4-1975, chiến sự tại Xuân Lộc mở màn, ngay từ ngày đầu, trận chiến đấu đã diễn ra gay go quyết liệt giữa ta và địch. Một mặt, pháo binh của ta chưa phát huy được tác dụng, mặt khác, pháo binh và không quân địch đánh phá rất ác liệt, nên đã gây cho ta thương vong rất lớn.

Xem chi tiết…

“Biểu tượng tử thủ” của quân đội Sài Gòn sụp đổ (Kỳ 1)

Tháng Tư 9, 2014 Bình luận đã bị tắt

Sự kiện Xuân Lộc 37 năm trước qua sách báo phương Tây

QĐND – Thứ năm, 19/04/2012 | 22:27 GMT+7

QĐND – Bị thất bại thảm hại ở Tây Nguyên, Huế – Đà Nẵng, đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt hoàn toàn, Mỹ-ngụy quyết “tử thủ” Sài Gòn bằng cách dựng lên các tuyến phòng thủ, nhất là ở những khu vực then chốt vùng ngoại vi, trong đó thị xã Xuân Lộc được chúng xác định là “cánh cửa thép” phía Đông. Tại đây, địch bố trí một lực lượng lớn gồm: Sư đoàn 18 bộ binh mạnh nhất của Quân đoàn 3, một liên đoàn biệt động quân, một trung đoàn thiết giáp, 9 tiểu đoàn bảo an của tiểu khu Long Khánh. Xem chi tiết…

Quảng Trị – Thừa Thiên năm 1972: Cuộc đụng đầu lịch sử (Tiếp theo và hết)

Tháng Mười Một 21, 2013 Bình luận đã bị tắt

Kỳ 5: Trận then chốt quyết định

QĐND – Chiếm được thị xã Quảng Trị nhưng quân ngụy cũng bị tổn thất nặng nề. 26.000 quân ngụy Sài Gòn bị loại khỏi vòng chiến đấu, 349 xe quân sự trong đó có 200 xe tăng, xe bọc thép bị phá hủy, 205 máy bay bị bắn rơi. Sư đoàn lính thủy đánh bộ và Sư đoàn dù thiện chiến nhất bị thiệt hại nặng nề. Mặc dù làm chủ được thị xã Quảng Trị nhưng quân ngụy chưa chiếm được đồng bằng Triệu Phong, chưa tới được Đông Hà – Cửa Việt như kế hoạch đã vạch ra. Lực lượng và tinh thần ngụy quân tuy có giảm sút, nhưng trước yêu cầu chính trị, quân ngụy vẫn không từ bỏ tham vọng tập trung lực lượng để giành lại những vùng đất đã bị quân giải phóng chiếm giữ.

Xem chi tiết…

Quảng Trị – Thừa Thiên năm 1972: Cuộc đụng đầu lịch sử (Bài 4)

Tháng Mười Một 21, 2013 Bình luận đã bị tắt

Kỳ 4: 81 ngày đêm quyết tử

QĐND – Qua thực tế chiến đấu kể từ khi quân ngụy mở cuộc hành quân “Lam Sơn 72”, bộ đội ta bị thương vong tương đối lớn. Tuy có diệt được một số sinh lực địch, làm chậm bước tiến của quân ngụy, nhưng bộ đội ta không giữ được những khu vực trọng điểm, quân ngụy chiếm được những điểm cao khống chế, bàn đạp quan trọng. Trước yêu cầu cấp bách bảo vệ vững chắc vùng giải phóng Quảng Trị, ngày 15-7-1972, vừa chỉ đạo cách đánh phản công, đồng thời Thường vụ Quân ủy Trung ương đã có chỉ đạo phương hướng chuyển chiến dịch vào phòng ngự. Xem chi tiết…

Quảng Trị – Thừa Thiên năm 1972: Cuộc đụng đầu lịch sử (Bài 3)

Tháng Mười Một 21, 2013 Bình luận đã bị tắt

Kỳ 3: Nốt trầm bên sông Mỹ Chánh

QĐND – Sau khi hoàn thành nhiệm vụ giải phóng tỉnh Quảng Trị, theo kế hoạch tác chiến chiến dịch đã đề ra, nhiệm vụ tiếp theo là phát triển tiến công giải phóng Thừa Thiên.

Hòng ngăn chặn cuộc tiến công của bộ đội giải phóng, nhất là trước thảm bại để thất thủ Quảng Trị, Thừa Thiên bị uy hiếp, ngày 4-5-1972, Nguyễn Văn Thiệu, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa cách chức Trung tướng Hoàng Xuân Lãm, đưa Trung tướng Ngô Quang Trưởng thay làm Tư lệnh Quân khu 1 – Quân đoàn 1, đồng thời đưa lực lượng dự bị của quân khu 1 và tổng dự bị chiến lược ra tổ chức tuyến phòng thủ mới ở nam sông Mỹ Chánh và tây đường 12. Xem chi tiết…

Quảng Trị – Thừa Thiên năm 1972: Cuộc đụng đầu lịch sử (Bài 2)

Tháng Mười Một 21, 2013 Bình luận đã bị tắt

Kỳ 2: Giải phóng Quảng Trị

QĐND – Trước ngày 19-3-1972, các Sư đoàn 304, 324 và các lực lượng binh chủng có xe cơ giới (thiết giáp, pháo binh, cao xạ, tên lửa, xe tăng…) từ hậu phương Quảng Bình hành quân vào vị trí tập kết. Riêng Sư đoàn 308 được lệnh đến ngày 25-3 có mặt ở khu vực điểm cao 202 Bắc sông Bến Hải. 18 giờ ngày 29-3, toàn bộ lực lượng tham gia chiến dịch trên tất cả các hướng, đã vào vị trí xuất phát tiến công. Trong khi đó, ngụy quân không hề biết gì, nên ngày 29-3, các đơn vị quân ngụy vẫn thực hiện thay quân giữa Trung đoàn 2 và Trung đoàn 56 ở Cồn Tiên, Dốc Miếu, Tân Lâm, 241, 544.

Xem chi tiết…

Quảng Trị – Thừa Thiên năm 1972: Cuộc đụng đầu lịch sử (Bài 1)

Tháng Mười Một 21, 2013 Bình luận đã bị tắt

LTS: Quảng Trị – Thừa Thiên là chiến trường được Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương lựa chọn làm hướng chủ yếu trong cuộc tiến công chiến lược của ta năm 1972. Chiến dịch diễn ra trong bối cảnh lịch sử đặc biệt khi hội nghị Pa-ri đang đi tới giai đoạn quyết định cho một giải pháp chính trị. Vì vậy, chiến dịch tiến công này đã trở thành cuộc đọ sức quyết liệt nhất giữa ta và đối phương. Xem chi tiết…

Nhớ lại trận then chốt chiến dịch. (Phần 1)

Tháng Năm 3, 2013 Bình luận đã bị tắt

Thượng tướng, giáo sư Hoàng Minh Thảo tên thật là Tạ Thái An, sinh năm 1921 tại làng Cao, xã Bảo Khê, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên trong một gia đình thợ may, cha là Tạ Quang Khai, mẹ là bà Nguyễn Thị Tành.

Cũng như bao nhiêu thanh niên Việt Nam giác ngộ thời đó, ông rời quê hương đi tham gia cách mạng từ năm 1937, hoạt đông ở Lạng Sơn. Từ năm 1941 đến năm 1944 ông được Bác Hồ cử đi học quân sự tại trường Tây Cán Bang ở Liễu Châu, Trung Quốc. Trở về nước tham gia Cách mạng Tháng Tám rồi trở thành Tư lệnh Chiến khu 3 (1945-1946), Tư lệnh Chiến khu 4 (1948-1950). Năm 1950, ông làm Đại đoàn trưởng Đại đoàn 304, năm 1954 ông được bổ nhiêm làm Hiệu trưởng Trường Quân chính.

Ông là người đam mê đánh giặc bằng mưu kế, thế trận điển hình là chiến dịch Đắc Tô 1 (1967) chiến dịch Đắc Xiêng (1970), chiến dịch Đắc Tô – Tân Cảnh (1972), chiến dịch Tây Nguyên mà ông đều làm tư lệnh là đỉnh cao về nghệ thuật đánh giặc bằng mưu kế của ông. Và, ông luôn tạo ra được niềm tin cho những sĩ quan và chiến sĩ của mình.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuốn “Tổng hành dinh trong mùa Xuân toàn thắng” viết: “Trong một buổi làm việc, anh Hoàng Minh Thảo với nhãn quan một nhà nghiên cứu khoa học quân sự đã nêu khi đã chọn hướng chiến lược là Tây Nguyên trước hết nên đánh Buôn Ma Thuột, vì đây là một thị xã lớn nhất, là nơi hiểm yếu và cũng là nơi địch sơ hở nhất và có khả năng phát triển xuống đồng bằng. Khó khăn phải vượt qua để tiến công trên hướng này là thiếu đường hành quân, thiếu nước”.

… Nội dung dưới đây trích giai đoạn đầu của trận then chốt chiến dịch
Tây Nguyên, trận Buôn Ma Thuột, theo cuốn “Chiến đấu ở Tây Nguyên” của cố giáo sư Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, Tư lệnh mặt trận Tây Nguyên năm 1975

Ông là người đam mê đánh giặc bằng mưu kế, thế trận điển hình là chiến dịch Đắc Tô 1 (1967) chiến dịch Đắc Xiêng (1970), chiến dịch Đắc Tô – Tân Cảnh (1972), chiến dịch Tây Nguyên mà ông đều làm tư lệnh là đỉnh cao về nghệ thuật đánh giặc bằng mưu kế của ông. Và, ông luôn tạo ra được niềm tin cho những sĩ quan và chiến sĩ của mình.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuốn “Tổng hành dinh trong mùa Xuân toàn thắng” viết: “Trong một buổi làm việc, anh Hoàng Minh Thảo với nhãn quan một nhà nghiên cứu khoa học quân sự đã nêu khi đã chọn hướng chiến lược là Tây Nguyên trước hết nên đánh Buôn Ma Thuột, vì đây là một thị xã lớn nhất, là nơi hiểm yếu và cũng là nơi địch sơ hở nhất và có khả năng phát triển xuống đồng bằng. Khó khăn phải vượt qua để tiến công trên hướng này là thiếu đường hành quân, thiếu nước”.

…  Nội dung dưới đây trích giai đoạn đầu của trận then chốt chiến dịch

Tây Nguyên, trận Buôn Ma Thuột, theo cuốn “Chiến đấu ở Tây Nguyên” của cố giáo sư Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, Tư lệnh mặt trận Tây Nguyên năm 1975

Phần 1-

Chiều 9 tháng 3, Bộ Tư lệnh chiến dịch đã hạ quyết tâm: “Tiến công vào thị xã Buôn Ma Thuột”. Và các đồng chí lãnh đạo của địa phương cũng nhận được thông báo về quyết tâm này

Khoảng 16 giờ ngày 9 tháng 3, bộ đội tiến công Buôn Ma Thuột bắt đầu rời khu vực tập kết để chuyển lên tiến công, khoảng cách vận động của các đơn vị không đồng đều, đơn vị xa khoảng 25km, còn đơn vị gần nhất cũng phải 10km. Khó khăn nhất là các đơn vị vượt qua sông Sêpêrốc, nhất là bộ đội pháo binh, phòng không cơ giới và bộ đội xe tăng.

Bộ Tư lệnh chiến dịch đã tổ chức chỉ huy và điều hành chặt chẽ suốt quá trình cơ động và triển khai của bộ đội. Cả mười hai Trung đoàn bộ binh và binh chủng cùng lúc vận động và triển khai trên 5 hướng tiến công trong một giai đoạn rất phức tạp của quá trình chuyển sang tiến công. Để đảm bảo bí mật, từ 2 giờ sáng ta đã cho các đội đặc công và pháo phản lực mang vác đánh trước để thu hút sự chú ý của địch vào đó, đánh lừa chúng và che giấu hành động của ta và bảo đảm cho quân của ta triển khai tiến công.

Đêm nay mồng 9 tháng 3, trên bầu trời Buôn Ma Thuột đầy sao. Ngoài vài loạt súng nổ vu vơ, thị xã vẫn dường như yên tĩnh như mọi đêm. Nhưng với chúng tôi, nó là một đêm dài đáng nhớ, vì hàng vạn anh em cán bộ, chiến sĩ chúng tôi hầu như không ngủ để chuẩn bị vào trận đánh quyết định. Trong sở chỉ huy chiến dịch, mọi người nóng lòng chờ đường dây thông tin bắc qua sông Sê-rê-pốc nối với sở chỉ huy phía trước ở bắc thị xã, để nắm lại tình hình cánh quân phía bắc. Hai mũi đặc công luồn vào thị xã và đặc biệt là Trung đoàn 198 phải vòng sang phía đông để đánh sân bay Hoà Bình vẫn chưa liên lạc được. Trận địa pháo DKB ở phía bắc thị xã đã sẵn sàng chưa. Trong khi đó dốc nam ngầm Kơ Mua vẫn còn chờ súng nổ mới mở được. Các bến phà trên sông Sê-rê-pôc đang chờ tiếng súng mới khai thông.

Không khí làm việc trong sở chỉ huy diễn ra hết sức căng thẳng và sôi động. Các máy điện thoại réo liên hồi, mỗi người mỗi máy liên tục nhận tin, rồi truyền lệnh tới các đầu mối. Các mũi tên trên bản đồ tác chiến nhích dần về hướng thị xã Buôn Ma Thuột theo sự chuyển động của các mũi tiến quân. Chiếc kim đồng hồ đã nhích qua con số 12 và tiến dần sang con số 1.

Việc giữ bí mật để tiến công Buôn Ma Thuột một cách nhịp nhàng theo đúng kế hoạch, đúng thời gian, địa điểm, đúng hướng, đúng mũi, đúng mục tiêu của một lực lượng lớn các binh đoàn binh chủng hợp thành gồm bộ binh, đặc công, công binh, thông tin, pháo binh, xe tăng, vận tải và các đơn vị hậu cần, v..v…là một việc rất phức tạp. Muốn vậy, yêu cầu về tổ chức và chỉ huy phải rất chặt chẽ, yêu cầu về tinh thần trách nhiệm và kỷ luật của từng đơn vị và cá nhân phải rất cao. Nếu không bộ đội không thể hiệp đồng ăn khớp, nhịp nhàng được, kẻ địch sẽ phát hiện sớm và xử trí, đối phó, làm cho ta giảm mất chủ động, bất ngờ. .

Quân ta tập kết cách thị xã Buôn Ma Thuột khoảng từ 15-20 km. Xe tăng ở cách xa 25-35 km, có bộ phận ở xa tới 40 km. Ở cự ly này, bắt đầu từ buổi chiều và trong đêm. Riêng các mũi tiến quân của bộ binh, xe tăng, pháo binh, pháo cao xạ và hậu cần phải vượt qua sông Sê-rê-pốc ở phía tây và tây- nam gặp nhiều khó khăn, phức tạp hơn do phải vượt sông và đi xa hơn. Nhưng cuối cùng, do tổ chức hiệp đồng và bảo đảm tốt nên nhìn chung, các binh đội phân đội được vận động và triển khai đúng theo kế hoạch đã đề ra.

Ngày 10 tháng 3 đã bắt đầu.

Đúng 2 giờ (có chênh lệch từ 5-10 phút) khi đặc công và pháo binh của ta bắt đầu nổ súng vào giữa lòng thị xã, thì xe tăng, pháo binh, pháo cao xạ, của ta bắt đầu vượt sông Sê-rê-pốc, cùng các đơn vị, các binh chủng trên các hướng, các mũi theo thứ tự tiến vào vị trí triển khai chiến đấu.

Đúng 2 giờ 03 phút ngày 10 tháng 3 các đội 1, 9, 18 Trung đoàn 198 Đặc công đã nổ súng tiến công sân bay thị xã. 3 giờ 30 đơn vị đã làm chủ phần lớn sân bay. Nhưng ở góc đông bắc sân bay, 1 đại đội biệt kích của địch vẫn còn bám công sự chống trả.

2 giờ 10, Trung đoàn 198 đặc công tiến công và làm chủ sân bay Hoà Bình và đánh vào căn cứ Trung đoàn 53. Quân địch trong căn cứ đã tổ chức phản kích quyết liệt, đánh bật ta ra ngoài.

2 giờ 16, đội 2 Trung đoàn 198 Đặc công đánh chiếm và làm chủ khu kho Mai Hắc Đế.

Tiến công sân bay

Phối hợp với bộ đội đặc công, 2 giờ 10 các trận địa tên lửa H12 và DKB bắt đầu bắn phá hoại căn cứ Sư đoàn bộ 23 và kéo dài từng đợt đến 6 giờ 30 sáng.

Tiếng bộc phá của đặc công và tiếng nổ của đầu đạn tên lửa làm rung chuyển Buôn Ma Thuột. Đèn trong thị xã vụt tắt. Nhiều đám cháy trong thị xã bùng lên.

Sau một lúc bàng hoàng, Vũ Thế Quang đã nhận định tình hình: “Cộng sản chỉ dùng pháo và đặc công đánh thị xã, đến sáng họ sẽ rút”. Và Quang đã ra lệnh cho các đơn vị phải chống cự đến cùng.

Lúc này ở Plâyku, Phạm Văn Phú cũng đã được đánh thức dậy với cái tin sét đánh: “Buôn Ma Thuột đã bị tiến công”.

Về phía ta, lợi dụng tiếng nổ trong thị xã, các đơn vị xe tăng, pháo cơ giới, pháo cao xạ, đã nhanh chóng tiến lên chiếm lĩnh tuyến tiến công.

Theo lệnh của Bộ, tiếng súng tiến công vào Buôn Ma Thuột là hiệu lệnh hiệp đồng về giờ “G” và ngày N của toàn miền Nam. Do vậy, đêm nay cùng với Buôn Ma Thuột, các Mặt trận khác cũng đã tiến công vào nhiều mục tiêu khác của địch khiến cho quân địch cùng bị động lúng túng.

Khi đặc công và pháo binh ta nổ súng đè đầu quân địch xuống và bắt chúng phải đối phó một cách bối rối, thì xe tăng và các binh chủng cơ giới của quân ta bật đèn sáng trong đêm, mở hết tốc lực chạy trên đường quân sự làm gấp và dũng mãnh tiến thẳng, tiến mạnh về các mục tiêu chiến đấu đã được xác định ở vị trí xuất phát tiến công.

Trời dần hửng sáng. Những làn sương mù vẫn còn bao trùm lên thị xã. Các trận địa pháo và xe cơ giới đã sẵn sàng, nhưng các đài quan sát chưa nhận rõ mục tiêu nên phải tạm hoãn giờ pháo bắn chuẩn bị lại.

Đúng 5g30. Cùng lúc với bộ binh và xe tăng chiếm lĩnh các vị trí xuất phát tiến công. Một bất ngờ không phải không đáng kể là lúc đầu trời mù, chúng ta đã không nhìn thấy các mục tiêu để xác định ngay kết quả xạ kích một cách chính xác. Nhưng rồi tầng mù cũng xua nhanh và trời sáng rõ dần.

Trận pháo bắn chuẩn bị thực sự bắt đầu từ 7g00. Tiếng nổ đầu nòng lẫn với tiếng nổ của đạn phá, rồi tất cả đập vào vách núi từ bốn hướng đã tạo nên cả một biển triều không dứt những âm hưởng đặc trưng của chiến tranh. Từ sở chỉ huy chiến dịch cách Buôn Ma Thuột 9km đường chim bay có thể nghe rõ cả tiếng nổ hỗn độn của các kho đạn địch bị cháy và tiếng phản pháo yếu ớt của chúng.

Tôi thấy gì lúc đó? Phải, chưa bao giờ trong hơn ba mươi năm cầm súng – cho đến lúc ấy – tôi đã tham gia một trận đánh mà trong đó lực lượng pháo binh của chúng ta lại hùng hậu và áp đảo như vậy, áp đảo? Đúng thế, tỷ lệ so sánh là gần 5 trên 1 trong trận mở đầu. Nhưng số lượng không nhất thiết là yếu tố quyết định. Ở Điện Biên Phủ, chúng ta chỉ có 24 khẩu pháo mà vẫn giành được ưu thế hoả lực khiến tư lệnh pháo binh Pi-rốt lúc đó phải tìm đường tự vẫn để biểu thị sự bất lực một cách “khảng khái” nhất. Vậy thì vấn đề quyết định bao giờ cũng là ở cách sử dụng.

Trận pháo bắn chuẩn bị kéo dài hơn 2 tiếng đồng hồ đã làm tê liệt quan trọng sức đề kháng của địch. Chưa bao giờ chúng ta có dồi dào đạn pháo đến như vậy, chúng ta có dồi dào đạn pháo không chỉ do sự chi viện của trên mà còn do chúng tôi đã sử dụng tiết kiệm trong những năm 1973, 1974. Hầu hết đạn pháo sử dụng trong thời kỳ đó là cỡ 105mm và 155mm lấy được trong các kho của địch hồi năm 1972 và cả những năm tiếp theo, mà các chiến sĩ pháo binh Tây Nguyên thường gọi đùa là đạn “lương khô”.

Khi các cỡ pháo chuyển sang bắn chi viện, từ các hướng, bộ binh và xe tăng ta dũng mãnh tiến lên xung phong đánh chiếm các mục tiêu đã được hiệp đồng.

Lúc này mà Vũ Thế Quang còn đang ngủ ở nhà riêng. Y thức dậy gọi hỏi khắp nơi rồi tự lái xe đến trung tâm chỉ huy. Tin đầu tiên Võ Ân báo là đơn vị của hắn đang bị đánh mạnh, bộ binh của đối phương đã tràn vào một phần căn cứ B50. Tiếp đó đài quan sát cũng báo về bộ binh, xe tăng đối phương áp sát khu Mai Hắc Đế, sân bay thị xã và nhiều nơi rìa thị xã. Được tin ấy, Quang hốt hoảng, bối rối ra lệnh cho Nguyễn Trọng Luật đưa quân địa phương ra chặn giữ các ngả đường vào thị xã, điều 1 đại đội và 4 xe M113 ra chốt ở Ngã Sáu.

Quang còn nhắc sĩ quan điều không tập trung hướng dẫn cho máy bay oanh tạc ngăn chặn đối phương và yểm trợ cho các mũi phản kích. Quang điện xin Lê Trung Tường chi viện thì Tường cho biết, bộ chỉ huy còn đang tập trung đối phó ở Kon Tum và Plâyku, ý của tư lệnh nhắc Quang ráng giữ thị xã trong vài ngày là tình hình sẽ ổn, Việt Cộng không đủ sức kéo dài cuộc chiến.

Đến 7giờ 15 phút, sương mù tan dần, các mục tiêu đã hiện lên rõ ràng. Hai cụm pháo binh của hai Trung đoàn chiến dịch là Trung đoàn pháo binh 40 và 675 trút bão lửa liên tiếp trong 60 phút xuống ba mục tiêu chính là sở chỉ huy Sư đoàn 23, tiểu khu Đắc Lắk và khu pháo binh, thiết giáp.

Trên không trung, máy bay địch xuất hiện và đánh vào các trận địa pháo của ta. Chúng đã bị hai Trung đoàn cao xạ 234 và 232 nổ súng đánh trả quyết liệt.

Trong khi đó các cụm pháo chiến dịch, các cụm pháo của Sư đoàn tiến

hành hoả lực bắn vào căn cứ sở chỉ huy Sư đoàn 23, tiểu khu, khu pháo binh, thiết giáp. Ngay loạt đạn đầu, ta đã bắn trúng sở chỉ huy tiểu khu. Đại tá Nguyễn Trọng Luật phải tháo chạy về sở chỉ huy của Vũ Thế Quang. Lợi dụng kết quả hoả lực sát thương địch, bộ binh lên chiếm lĩnh tuyến chuyển sang xung phong.

Trên hướng đông bắc thị xã

7giờ 00 ngày 10 tháng 3, lợi dụng đòn đánh của đặc công chiếm sân bay thị xã, Trung đoàn bộ binh 95B được bộ đội đặc công bảo đảm và một đồng chí trong đội công tác dẫn đường thực hành mở cửa đã đưa Tiểu đoàn 5 tiến vào đánh chiếm Ngã Sáu. Ở hướng đông bắc này do Trung đoàn 95B đảm nhiệm, tình hình có khác một chút. Cũng xin nói thêm rằng, đây là đơn vị được tăng cường cuối cùng theo yêu cầu của chúng tôi, một đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong trận đánh thị xã Quảng Trị năm 1972, phía địch rất để ý đến Trung đoàn này, đến chiến trường mới được 20 ngày nhưng lại phải phát triển trên hướng chủ yếu của trận mở đầu then chốt. Trung đoàn không gặp nhiều khó khăn khi đột phá, đánh chiếm mục tiêu đầu khá nhanh nhưng phải trụ lại trong nhiều giờ để đánh bại các đợt phản kích địch.

Địch đã chống trả quyết liệt. Máy bay địch ném bom ngăn chặn bộ đội tiến công. Bộ binh địch được xe tăng chi viện đã phản kích đẩy lùi Tiểu đoàn 5 ra khỏi Ngã Sáu. Trung đoàn 95B đưa tiếp Tiểu đoàn 4 có tăng cường 4 xe tăng bước vào chiến đấu. Cuộc tranh chấp ở Ngã Sáu diễn ra gay go, ta bắn cháy xe tăng của địch, bộ binh địch rút chạy. Tiểu đoàn 4 đã chiếm và làm chủ Ngã Sáu.

Tiếp đó, Trung đoàn 95B tiến theo đường 14 liên tục phát triển tiến công đánh chiếm từng góc phố, căn nhà. Đến 15 giờ 30 Trung đoàn 95B ngoan cường tiến đến mục tiêu quan trọng đã được xác định là cơ quan tiểu khu quân sự Đắc Lắc. Và dinh tỉnh trưởng Đắc Lắc. Cuộc chiến đấu diễn ra rất ác liệt, một xe tăng của ta đã bị địch bắn cháy ngay trước cổng tiểu khu, nhưng ngay sau đó quân ta ào ạt xung phong và đánh chiếm được khu vực này.

Đến 17 giờ 00 theo yêu cầu của đơn vị đặc công. Trung đoàn 95B đã sử dụng 3 xe tăng quay lại tiêu diệt đại đội biệt kích còn lại ở sân bay thị xã.

(Về sau này, vào giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh, Trung đoàn 95B là một mũi thọc sâu đánh địch ở ngã ba Dầu Giây, đánh cao điểm 396 góp phần làm tan rã quân địch ở Xuân Lộc).

Trên hướng tây bắc thị xã, Trung đoàn 148 tiến công từ hướng tây bắc đã phải đột phá qua cả một trung tâm bố phòng của căn cứ Trung đoàn thiết giáp và trận địa pháo binh địch. Bọn chúng tuy bị bất ngờ nhưng đã nhanh chóng củng cố lại trận địa phòng ngự có sẵn. Bộ đội ta gặp nhiều tổn thất nhưng vẫn anh dũng tiến lên.

7 giờ 00, Trung đoàn 148 đã chiếm xong cao điểm Chư Esua, tiêu diệt bộ phận bảo an ở đó. Theo kế hoạch thì cao điểm này được đánh chiếm vào lúc 2 giờ 00, nhưng vì bộ đội đi lạc, nên gần sáng mới đánh chiếm được.

Trung đoàn 148 có nhiệm vụ đánh chiếm khu vực pháo binh, thiết giáp. Nhưng do đưa pháo bắn thẳng vào chậm, nên đến 10 giờ mới bắt đầu đột phá trận địa địch. Quân đích đã kịp tổ chức đối phó, ngăn chặn bộ phận mở cửa. Đội mở cửa bị thương vong, cửa mở không sạch, đội hình bộ đội xung phong bị ùn lại trước của mở. Trước tình hình đó, đồng chí đội trưởng bộc phá đã anh dũng ôm bộc phá vượt qua làn đạn địch xông lên mở thông cửa mở, tạo điều kiện cho bộ binh và xe tăng xung phong đánh chiếm trận địa địch.

Đến 13 giờ 30, Trung đoàn 148 đã chiếm và làm chủ khu pháo binh, khu thiết giáp và hậu cứ Trung đoàn 45 nguỵ. Tiếp đó, Trung đoàn đã phát triển tiến công thao trường Phan Bội Châu, tiêu diệt một bộ phận địch ở chùa Bồ Đề và tiến đến Ngã Sáu bắt liên lạc với Trung đoàn 95B.

Trên hướng tây nam thị xã

Các chiến sĩ tiến giữa một liên hợp kho tàng dài gần 2km được mệnh danh là Mai Hắc Đế mà địch vốn đã triển khai các hình thức bảo vệ chặt chẽ. Bốt canh dày chi chít là những điểm tựa khống chế cả một dải hành lang phát triển của bộ đội ta.

Hồi 7 giờ, địch dùng 2 xe M113 và 2 xe GMC chở đầy lính ra để phản kích hòng chiếm lại khu kho Mai Hắc Đế. Đội 2 đặc công phối hợp với một bộ phận của Trung đoàn 179 đã đánh bại phản kích của địch, giữ vững khu kho.

Cùng lúc, Trung đoàn 174 được phối thuộc đại đội xe tăng tiến công vào thị xã. Tiểu đoàn 2 đã đánh chiếm cao điểm Chư Dluê. Tiểu đoàn 1 đánh vào khu kho xăng của Sư đoàn 23, nhưng địch đã đưa quân ra phản kích. Tiểu đoàn 1 dừng lại. Trung đoàn trưởng đưa tiếp Tiểu đoàn 3 và xe tăng bước vào chiến đấu, chiếm toàn bộ kho xăng và khu vực các đại đội trực thuộc của Sư đoàn 23 ở Nam đường 429.

Trên hướng tây thị xã

Mũi thọc sâu binh chủng hợp thành của Tiểu đoàn 4 theo đường 429 tiến vào sở chỉ huy Sư đoàn 23. Chiếc xe tăng dẫn đầu bị sụp lầy, đội hình bị ùn lại, máy bay địch oanh tạc vào đội hình. Đồng chí tiểu đoàn trưởng đã hy sinh, đồng chí tiểu đoàn phó Bùi Văn Bịn lên thay tiếp tục chỉ huy đơn vị đánh vào khu quân y và khu truyền tin.

Địch tung quân ra phản kích liên tục. Bộ phận thọc sâu đánh trả địch, giữ vững khu đã chiếm. Đồng thời báo cáo nhầm về trên là đơn vị đã chiếm xong sở chỉ huy Sư đoàn 23. Bởi vì qua làn sóng điện, sở chỉ huy chiến dịch biết rõ rằng Vũ Thế Quang, đại tá tư lệnh mặt trận Buôn Ma Thuột còn ở sở chỉ huy và vẫn còn liên lạc thông tin với Phạm Văn Phú.

Để kiểm tra lại, Bộ tham mưu chiến dịch đã phái một số cán bộ đi đến tận nơi để xác minh thì thấy rằng mũi thọc sâu còn ở vòng ngoài, chưa đến trung tâm sở chỉ huy. Sau đó đoàn đã hiệp đồng lại cho trận đánh vào sáng hôm sau.

Mặc dù một phần lực lượng xe tăng tiến trên hướng này phải nằm lại dọc đường, máu đổ nhiều, tiểu đoàn trưởng hy sinh, chính trị viên tiểu đoàn hy sinh, bộ đội thọc sâu vẫn tạo thành một mũi khoan nhanh và hiểm vào gần trung tâm địch.

Trên hướng nam thị xã

Khi đặc công bắt đầu nổ súng trong thị xã, Trung đoàn 149 vẫn cách thị xã khá xa, nên bộ đội phải chạy thật nhanh vào để kịp giờ. Con suối Ea Tam nước lớn và chảy xiết, Trung đoàn phải tổ chức vượt qua. Địa hình phía nam toàn là nương rẫy trống trải, máy bay địch phát hiện đã oanh tạc vào đội hình của Trung đoàn. Một bộ phận đã bám sát đường số 14, địch chống trả quyết liệt, Trung đoàn phải tạm dừng ở đó chưa chiếm được các mục tiêu đã qui định.

Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 174 được đội công tác dẫn đường, hồi 7giờ 30 đã tiến đến quận lỵ Hoà Bình và triển khai tiến công địch. Đến 11 giờ 30 phút, Tiểu đoàn 9 đã chiếm được quận lỵ. Lợi dụng tiếng súng tiến công của bộ đội, anh em tù nhân đã phá cửa ngục chạy thoát ra ngoài 350 người.

Hoả lực pháo binh địch đã bị hạn chế do hình thái xen kẽ địch, ta trong thành phố, song để bù lại, chúng sử dụng tối đa lực lượng không quân có thể huy động được. Máy bay địch dội bom, vãi đạn cố bịt các đầu cầu, nhất là trên các hướng tây bắc, đông-bắc, đông nam nhưng cũng đã vấp phải hoả lực mãnh liệt của bộ đội phòng không theo sát bộ binh.

Trong ngày, địch đã sử dụng 73 lần chiếc máy bay đánh vào đội hình tiến công của ta và ném bom tràn vào đường phố, khu dân cư, gây thương vong cho một số dân.

Mặc dù rất hốt hoảng nhưng địch vẫn ngoan cố cho rằng, tốc độ tiến công của ta cũng như mùa xuân năm 1968. Nên nếu chúng trụ lại được 3-4 ngày thì chúng có thể đẩy lùi ta ra khỏi thị xã và phôi phục lại phòng ngự.

Còn Phạm Văn Phú đến lúc này đã hiểu rõ chỉ có những binh đoàn chủ lực mới có xe tăng, có xe tăng là đánh lớn rồi. Sau khi nhận được nguồn tin xe tăng của ta xuất hiện ở Ngã Sáu thị xã Buôn Ma Thuột, Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh cho Phạm Văn Phú: “Phải tử thủ Buôn Ma Thuột bằng mọi giá và đưa ngay Sư đoàn 23 về cứu nguy”.

Phú đã yêu cầu Vũ Thế Quang cố giữ thị xã 2-3 ngày để chúng đưa Sư đoàn 23 về cứu Buôn Ma Thuột. Vũ Thế Quang ra lệnh điều Liên đoàn biệt động quân 21 từ Đạt Lý về tăng cường phòng thủ cho sở chỉ huy. Nhưng Liên đoàn biệt động quân 21 chỉ về đến đông suối Ea’tam, lẩn quẩn ở đó, rồi sau đó lại chuồn thẳng về phía đông thị xã.

Bộ Tư lệnh chiến dịch trên cả hai sở chỉ huy cơ bản và phía trước đã theo dõi chặt chẽ các tình huống diễn biến. Nhưng chính lúc trận đánh đang diễn ra ác liệt trong thị xã thì nhãn quan chiến dịch đã buộc chúng tôi một mặt vẫn phải hết sức chú ý đến nó, mặt khác bỏ qua nó để nhìn đến toàn cục. Trinh sát cho biết chưa thấy có động tĩnh quan trọng của địch trong phạm vi toàn Quân khu 2. Tôi yêu cầu các đồng chí thông qua bộ phận tham mưu của cơ quan đại diện chiến lược để tìm hiểu thêm tình hình địch ở cả Miền Nam và sự phối hợp tác chiến của các chiến trường bạn.

Riêng trong phạm vi Tây Nguyện, vào hồi 15g00, chúng tôi đã được tin địch quyết định điều liên đoàn biệt động quân số 21 ở ngoại vi đông bắc vào phản kích hòng chiếm lại một số mục tiêu quan trọng đã mất trong thị xã. Nhưng lực lượng ô hợp này, rõ ràng sợ bị chung đòn trước cuộc tiến công như vũ bão của ta, vẫn chần chừ chưa dám tiến.

Ở Plâyku, Trung đoàn bộ binh số 45 được lệnh cấm trại để sẵn sàng đổ bộ trực thăng xuống vùng Buôn Ma Thuột. Nhưng tin tức đó không có gì đặc biệt, địch tất nhiên phải phản ứng như thế, nhưng nó cũng đã khiến chúng tôi quan tâm.

Còn ở trong thị xã Buôn Ma Thuột lúc này, trải qua một ngày đầu chiến đấu quyết liệt (10/3), quân ta đã đánh chiếm được khu doanh trại liên hợp bộ binh, pháo binh, xe tăng, bộ chỉ huy tiểu khu, một phần quan trọng của Sư đoàn bộ 23, và đã tiến sát vào sở chỉ huy hành quân của Sư đoàn 23.

Vào khoảng 16 giờ chiều, chúng tôi liên tiếp nhận được báo cáo là cán bộ thọc sâu tiến công từ hướng tây và sau đó là một mũi của Trung đoàn 174 do thiếu tá Trung đoàn phó Nguyễn Văn Minh dẫn đầu tiến công từ hướng tây nam đã phát triển đến mục tiêu cuối cùng, sở chỉ huy Sư đoàn 23 địch. Đồng chí Đoàn Sinh Hưởng đại đội trưởng xe tăng của tiểu đoàn chọc sâu cũng báo cáo nhầm như thế.

Trong khi đó, các thông tin về tình hình địch do phòng 2 quân báo cung cấp thì lại cho thấy chúng ta chưa đến được mục tiêu chủ yếu này. Lịch sử có lặp lại không đây? Tôi nhớ ngay tình huống tương tự xảy ra năm 1972, khi chúng ta đánh vào thị xã Kon Tum: Bộ đội báo cáo ta đã ở trong sở chỉ huy Sư đoàn 22 địch nhưng quân báo – lại vẫn là quân báo – thì lại khẳng định rằng đó không phải là sào huyệt của chúng, và quân báo đúng. Điều này không có gì lạ: chúng ta chưa quen đánh trong thành phố, việc nhận dạng các vị trí của địch thường có tính ước lệ và nếu có dựa vào bản đồ chiến thuật, ảnh chụp và các vật chuẩn thì những thứ ấy, do không được cập nhật, đã mất tính thời gian. Có sự nhầm lẫn là điều khó tránh khỏi, nhưng điều quan trọng là không để tình trạng mơ hồ kéo dài, tuyệt đối phải xác minh lập tức.

Chỉ huy sở phía trước, do các Đại tá Nguyễn Năng và Phí Triệu Hàm chỉ huy, đã cử ngay Thượng tá Phó tham mưu trưởng Lê Minh và một tổ các sĩ quan tham mưu gồm nhiều thành phần dùng xe “gíp” tiến theo hướng của bộ đội thọc sâu .

. .

Đúng như dự đoán, các chiến sĩ của chúng ta nhầm lẫn. Do hình thái cấu trúc tương tự bên ngoài, bộ đội đã tưởng vị trí của khu thông tin và tiểu đoàn quân y địch mà họ vừa tiến đến là sở chỉ huy Sư đoàn 23. Nhưng như vậy là cũng đã tiến sát mục tiêu cuối cùng.

Và trên tất cả các hướng, chúng ta đã làm chủ đại bộ phận thị xã. Các dấu hiệu chứng tỏ kẻ địch tuyệt vọng, mặc dù chúng không ngừng phản kích.

Chúng tôi lệnh cho Thượng tá Lê Minh bắt liên lạc trực tiếp với năm mũi tiến quân, cho bộ đội dừng lại ban đêm để củng cố, thống nhất các động tác hiệp đồng, chuẩn bị cho đòn tổng công kích ngày hôm sau.

Ngày tiếp theo của trận đánh

Ngày 11 tháng 3

Từ 6 giờ đến 8 giờ, pháo binh ta bắn dồn dập vào sở chỉ huy Sư đoàn 23. Tiếp đó, bộ binh và xe tăng ta hình thành bốn mũi tiến công vào sở chỉ huy sư đoàn 23.

Hướng đông bắc, từ tiểu khu bảo an, 1 đại đội của Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 95B và 2 xe tăng theo đường 429 tiến thẳng vào cổng chính, bắn cháy đánh đuổi thiết giáp địch và tiến thẳng vào trung tâm sở chỉ huy.

Các chiến sĩ xe tăng Đoàn Sinh Hưởng, Bùi Mạnh Hồng, Phạm Hồng Vách và đồng chí Bưởi anh dũng cho xe tăng lao thẳng vào thiết giáp địch, mở đường cho bộ binh.

Hướng tây, từ khu thông tin 1 đại đội của mũi thọc sâu và 2 xe tăng vượt qua khu “quân cụ biệt lập” phá rào tiến thẳng vào sở chỉ huy sư đoàn 23.

Hướng nam, Tiểu đoàn 7 Trung đoàn 149 từ khu hành chính, vượt qua nhà thờ, qua khu đại đội tổng hành dinh cũng chọc thẳng vào sở chỉ huy địch.

Cùng lúc đó, từ hướng bắc Trung đoàn 148 cũng phái một đại đội và 2 xe tăng tiến vào sở chỉ huy Sư đoàn 23, nhưng khi đơn vị đến nơi thì bộ đội bạn đã chiếm xong

.

Trước sức áp đảo của bộ đội tiến công, máy bay địch hốt hoảng ném bom tràn xuống khu vực sở chỉ huy. Bom rơi xuống gần khu hầm của Vũ Thế Quang. Trong khói đạn hỗn loạn, Vũ Thế Quang và Nguyễn Trọng Luật cùng bọn sĩ quan tham mưu bỏ sở chỉ huy, tháo chạy. Lúc đó là 8 giờ 15 phút. Quang và Luật chạy trốn ra rừng cà phê ngoài thị xã. Nhưng Luật đã bị các chiến sĩ Tiểu đội 3, đại đội 3, tiểu đoàn 4, Trung đoàn 24 bắt sống, còn tên Quang chạy xuống đến phía nam thị xã cũng bị các chiến sĩ Trung đoàn 174 tóm cổ tại buôn A Lê.

Sau trận pháo như thác giội, bộ binh ào lên từ các hướng. Bộ đội ta tràn vào sở chỉ huy, tiêu diệt bọn tàn quân. Đến 9g05, chiếc xe tăng đầu tiên phá vỡ hầm chỉ huy địch.. Hầu như cùng một lúc các mũi tiến quân đã hội quân ở mục tiêu cuối cùng.

Đến 1 giờ trưa ngày 11 tháng 3, lá cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã được kéo lên trên cột cờ của sư bộ Sư đoàn 23. Và trận công kích cuối cùng vào căn cứ Sư đoàn 23 sáng ngày 11 tháng 3 đã diễn ra đúng như dự kiến, tuyệt đẹp nữa là khác, sở chỉ huy của chúng tôi lúc ấy đã giống như một ngày hội.

Ngày 11 tháng 3, Quân uỷ Trung ương điện chỉ thị: “ở Buôn Ma Thuột cần nhanh chóng tiêu diệt địch còn lại, vừa phát triển ra xung quanh, vừa sẵn sàng đánh viện của địch, nhanh chóng phát triển về hướng Cheo Reo, hình thành thế bao vây Plâyku để tiến tới tiêu diệt Plâyku, cô lập Kon Tum, mở rộng phạm vi kiểm soát (đường – Sao Vang) số 19, thực hiện chia cắt chiến lược tiến tới tiêu diệt An Khê”.

Theo tinh thần Chỉ thị đó, Bộ Tư lệnh đã nhận định tình hình “Ta đã chiếm hết các mục tiêu quan trọng nhất, làm chủ được thị xã Buôn Ma Thuột, khống chế được sân bay Hoà Bình, nhưng một số căn cứ quan trọng ven thị xã địch vẫn còn chiếm giữ, chúng có thể đổ quân xuống các căn cứ đó để phản kích đánh chiếm lại thị xã.

Từ tình hình trên, Bộ Tư lệnh chiến dịch có quyết tâm: “Nhanh chóng phát triển thắng lợi tiêu diệt địch ở ngoại vi, phụ cận, trọng điểm là căn cứ các Trung đoàn 45 và 53 quét sạch tàn binh địch, củng cố vững chắc khu đã chiếm, sẵn sàng đánh lại phản kích địch”

.

Bộ Tư lệnh đã ra lệnh cho Sư đoàn 10 (thiếu) nhanh chóng cơ động về đông bắc thị xã, sẵn sàng làm dự bị và chuẩn bị đánh địch phản kích lớn.

Thực hiện quyết tâm trên, ngày 12 và 13 tháng 3 ta tiếp tục tiến công và truy quét tàn quân trong thị xã và các vị trí ở ven thị.

Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 95B đánh chiếm khu nhà lao, bắt hơn 100 địch,

giải phóng số tù nhân còn lại.

Từ 6 giờ 25 đến 8 giờ 25 phút ngày 12 tháng 3, Trung đoàn 24 và 1

đại đội xe tăng đánh chiếm hậu cứ Trung đoàn 45 và khu trung tâm

huấn luyện Sư đoàn 23, diệt và bắt 350 tên địch, thu 400 súng.

Chiều 12 tháng 3, Trung đoàn 174 tiến công cụm quân địch ở cầu Sê-rê-pốc bắt 300 tên địch.

Ở phía bắc, Trung đoàn 9 Sư đoàn 320 đã đánh chiếm quận lỵ Buôn Hồ, điểm cao Chư Bao, ấp Đạt Lý. Cùng với tiến công quân sự, các đội công tác và cơ sở tại chỗ tiến hành phát động quần chúng nổi dậy giải tán bộ máy kìm kẹp của địch.
Nhiều buôn làng đồng bào kéo nhau về lại làng cũ. Các cuộc mít tinh quần chúng mừng chiến thắng và ra mắt chính quyền cách mạng ở cơ sở, bước đầu ổn định đời sống cho dân, giữ gìn trật tự an ninh, kêu gọi bọn địch tan rã ra đầu thú.

Ngày 12 tháng 3 Quân uỷ điện cho anh Văn Tiến Dũng, đồng gửi cho tôi và Thường vụ Đảng uỷ Chiến dịch Tây Nguyên có đoạn: ” Địch đang có ý định dựa vào các lực lượng chưa bị tiêu diệt của chúng và các điểm phụ cận, tăng thêm lực lượng phối hợp với không quân tiến hành phản kích hòng chiếm lại Buôn Ma Thuột…Vì vậy, việc cấp thiết nhất là nhanh chóng tập trung lực lượng hơn nữa, nhanh chóng tiêu diệt các đơn vị và các căn cứ của địch ở chung quanh Buôn Ma Thuột, tiêu diệt viện binh của chúng. Tiêu diệt được bộ phận quan trọng sinh lực của đích chung quanh Buôn Ma Thuột sẽ có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của chiến dịch, Đồng thời chỉ đạo mọi công tác hoạt động trên các hướng phát triển đã dự định: Cheo Reo, Plâyku và đường 19, chú ý khai thác tù binh phục vụ cho tác chiến và binh vận. Chúc thắng to. Ký tên: Chiến”.

Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương cũng gửi điện nhiệt liệt khen ngợi quân và dân Tây Nguyên đã giành được thắng lợi to lớn ngay trong những ngày đầu của chiến dịch. Bộ Chính trị chỉ thị: “Cần nhanh chóng nắm lấy thời cơ thuận lợi giành thắng lợi to lớn hơn nữa”.

TDB-thực hiện
qdnd.vn

(Còn tiếp)

—————————-

Chuyên mục:Chiến tranh Việt Nam

Nhớ lại trận then chốt chiến dịch. (Phần 2)

Tháng Năm 2, 2013 Bình luận đã bị tắt

Quân giải phóng đánh chiếm sân bay

Phần 2

Sau khi giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột, biết thế nào địch cũng phản kích để định chiếm lại Buôn Ma Thuột, ta đã chủ động điều ngay Sư đoàn 10 (thiếu) về ngay đông bắc Buôn Ma Thuột để đánh địch phản kích, và gạn lọc tình huống đánh địch đi phản kích bằng máy bay lên thẳng. Vì đi phản kích là chữa cháy; phải đi rất nhanh. Mưu kế của địch sau khi mất Buôn Ma Thuột là một mặt đưa Sư đoàn 23 ra phản kích và mặt khác là đưa lữ đoàn 3 dù ra chiếm lĩnh đèo Phượng Hoàng để ngăn chặn ta tiến xuống Nha Trang.

Đánh hậu cứ Trung đoàn 53

Bị mất Buôn Ma Thuột bọn tàn quân địch chạy về căn cứ 45, trường huấn luyện, căn cứ 53, một số tên chạy về ấp Châu Sơn, nhằm co cụm cố giữ những căn cứ còn lại làm bàn đạp chờ quân ở Bản Đôn, Chư Nga kéo về, quân tăng viện tới, hòng cùng nhau phối hợp thực hành phản kích chiếm lại Buôn Ma Thuột.

Bộ chỉ huy chiến dịch ra lệnh tổ chức ngay lực lượng, nhanh chóng phát triển tiến công đánh chiếm các mục tiêu còn lại ở ngoài thị xã và truy lùng tàn quân địch lẩn trốn, để ổn định tình hình trong thị xã để sẵn sàng đánh địch phản kích. Trong đó mục tiêu chủ yếu là căn cứ Trung đoàn 53.

Thượng tướng, giáo sư Hoàng Minh Thảo tên thật là Tạ Thái An, sinh năm 1921 tại làng Cao, xã Bảo Khê, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên trong một gia đình thợ may, cha là Tạ Quang Khai, mẹ là bà Nguyễn Thị Tành.

Cũng như bao nhiêu thanh niên Việt Nam giác ngộ thời đó, ông rời quê hương đi tham gia cách mạng từ năm 1937, hoạt đông ở Lạng Sơn. Từ năm 1941 đến năm 1944 ông được Bác Hồ cử đi học quân sự tại trường Tây Cán Bang ở Liễu Châu, Trung Quốc. Trở về nước tham gia Cách mạng Tháng Tám rồi trở thành Tư lệnh Chiến khu 3 (1945-1946), Tư lệnh Chiến khu 4 (1948-1950). Năm 1950, ông làm Đại đoàn trưởng Đại đoàn 304, năm 1954 ông được bổ nhiêm làm Hiệu trưởng Trường Quân chính.

Ông là người đam mê đánh giặc bằng mưu kế, thế trận điển hình là chiến dịch Đắc Tô 1 (1967) chiến dịch Đắc Xiêng (1970), chiến dịch Đắc Tô – Tân Cảnh (1972), chiến dịch Tây Nguyên mà ông đều làm tư lệnh là đỉnh cao về nghệ thuật đánh giặc bằng mưu kế của ông. Và, ông luôn tạo ra được niềm tin cho những sĩ quan và chiến sĩ của mình.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuốn “Tổng hành dinh trong mùa Xuân toàn thắng” viết: “Trong một buổi làm việc, anh Hoàng Minh Thảo với nhãn quan một nhà nghiên cứu khoa học quân sự đã nêu khi đã chọn hướng chiến lược là Tây Nguyên trước hết nên đánh Buôn Ma Thuột, vì đây là một thị xã lớn nhất, là nơi hiểm yếu và cũng là nơi địch sơ hở nhất và có khả năng phát triển xuống đồng bằng. Khó khăn phải vượt qua để tiến công trên hướng này là thiếu đường hành quân, thiếu nước”.

…  Nội dung dưới đây trích giai đoạn đầu của trận then chốt chiến dịch

Tây Nguyên, trận Buôn Ma Thuột, theo cuốn “Chiến đấu ở Tây Nguyên” của cố giáo sư Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, Tư lệnh mặt trận Tây Nguyên năm 1975.

Căn cứ Trung đoàn 53 nguỵ nằm về đông nam sân bay Hoà Bình, cách trung tâm thị xã khoảng 10km. Căn cứ được thiết bị phòng ngự rất vững chắc. So với các căn cứ khác, căn cứ 53 được bố trí phòng ngự vững chắc hơn cả. Quanh căn cứ có 5 đến 7 lớp rào kẽm gai, xen kẽ giữa các lớp rào là bãi mìn. Lớp tường đất bao quanh căn cứ đắp cao và dày, các lô cốt và các ụ súng cũng được bố trí ngay trong tường đất hướng mũi súng ra ngoài. Hai hầm chỉ huy của Trung đoàn trưởng bằng bê tông xây chìm xuống đất. Trong căn cứ lúc này có Trung đoàn 53 (thiếu), 1 chi đội M113, do viên trung tá đoàn trưởng Võ Ân chỉ huy. Gọi là căn cứ Trung đoàn 53, nhưng đó là hậu cứ của 2 Trung đoàn 44 và 53. Dựa vào hầm ngầm chúng chống trả quyết liệt và làm thất bại các cuộc tiến công của ta.

Khi vạch kế hoạch tác chiến, Bộ Tư lệnh chiến dịch rất quan tâm đến mục tiêu sân bay Hoà Bình và căn cứ Trung đoàn 53. Bởi kinh nghiệm từ năm 1972, khi quân ta đã bao vây thị xã Kon Tum, quân nguỵ chỉ còn một cửa ngõ duy nhất là sân bay Kon Tum. Vậy mà, từ sân bay còn giữ được này, quân nguỵ dùng làm bàn đạp đưa Sư đoàn 23 đến phản kích để giành giật lại được thị xã.

Do vậy, việc đánh chiếm căn cứ Trung đoàn 53 và sân bay Hoà Bình lúc này là rất quan trọng, nhằm đập tan khu vực đầu cầu để phản kích của Sư đoàn 23 hòng chiếm lại thị xã Buôn Ma Thuột.

Trước mắt việc đánh chiếm sân bay Hoà Bình (Phụng Dực) do Trung đoàn đặc công 198 đảm nhiệm. Trung đoàn đặc công 198 được trang bị súng phòng không12,7 mm và tên lửa phòng không vác vai A72 để có thể đủ khả năng trụ bám lại sau khi đánh chiếm được sân bay. Do bảo đảm tính bí mật, bất ngờ, nên Trung đoàn phải hành quân theo đường giao liên xuống Phú Yên rồi mới vòng trở lại. Đường đi mất 12 ngày, đến ngày thứ 9 lương thực đã cạn nên có đơn vị phải đào củ mài để ăn. Do hành quân liên tục, nên nhiều ngày Trung đoàn không giữ được liên lạc với sở chỉ huy chiến dịch.

Tuy vậy, đúng theo hiệp đồng, 2 giờ 10 phút ngày 10 tháng 3 Trung đoàn 198 đã nổ súng và nhanh chóng đánh chiếm được sân bay Hoà Bình. Riêng đội đặc công đánh vào căn cứ 53 gặp nhiều trở ngại. Sau khi đột nhập vào căn cứ, các mũi đã nổ súng đánh được một số mục tiêu, nhưng sau đó lại bị địch đánh bật ra. Quân địch phát hiện được cửa mở xông ra bịt lại. Một số rút được ra ngoài, nhưng một số khác đã bị địch bắt và chúng đã đưa vào căn cứ tra tấn đánh đập, có đồng chí bị chúng thiêu chết rất dã man.

Ngày 12 tháng 3, Phạm Văn Phú bay trực thăng đến vùng trời căn cứ 53. Phú đã cho trung tá Võ Ân, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 53 biết quân tăng viện đang được đổ xuống Phước An để giải vây tái chiếm lại thị xã và toàn bộ Sư đoàn 23 đang rời Mặt trận Nam Plâyku, trở về Buôn Ma Thuột trong một cuộc hành quân trực thăng vận đại qui mô và động viên tên này cố chống cự đến cùng, chờ Sư đoàn 23 về phản kích đánh chiếm lại Buôn Ma Thuột.

Trực thăng vũ trang sư đoàn 6 không quân, liên tục chở quân và sử dụng hỏa lực chi viện phản kích mà không tái chiếm được

Thực hiện ý định đó, Ân đã chỉ huy Trung đoàn 53 chống cự rất ngoan cố. Y đã ra lệnh cho binh lính: “Kẻ nào ra khỏi công sự sẽ bị bắn tại chỗ”. Được cấp trên khích lệ, Võ Ân càng tỏ ra độc ác, hắn ra lệnh cho binh lính trong căn cứ tăng cường củng cố công sự. Mỗi gia đình binh lính bị lùa vào giữ một lô cốt, hoặc một côngtơnơ được đắp bao cát xung quanh; trong mỗi lô cốt có một khẩu đại liên và một bao lựu đạn to. Khi căn cứ bị tiến công, tên nào rời công sự lập tức bị bắn chết tại chỗ. Theo lệnh của Ân, các tên chỉ huy cấp dưới của hắn đã tàn sát dã man những người rời vị trí, có khi chỉ vì đi xin nước uống, xác chết chỉ được vùi lấp qua loa.

Do các nơi đều bị mất, nên tàn quân địch đợi đến đêm lén chạy trốn vào căn cứ, mặc dù đã bị quân ta vây bên ngoài bắn đuổi theo chúng vẫn cố lao vào căn cứ.

Liên đoàn biệt động quân số 21 (thiếu) sau khi thấy Buôn Ma Thuột bị mất, cũng đã lần mò về phía đông căn cứ 53. Binh lính các nơi khác bị thua cũng đều dồn về căn cứ 53. Lúc này căn cứ 53 như cái túi chứa đủ mọi loại tàn quân của địch.

Căn cứ 53 còn thì sân bay Hoà Bình có nguy cơ sẽ bị địch chiếm lại và đó sẽ là cửa ngõ để địch đưa quân phản kích giành lại thị xã. Do vậy, Bộ Tư lệnh chiến dịch quyết định đưa Trung đoàn 149, Sư đoàn 316 vào tiến công căn cứ 53.

Ngày 14 tháng 3 khi tiến công Trung đoàn 149 đã đánh nhầm vào khu điều vận máy bay, vì không nhận rõ được mục tiêu; đến khi tiến sang căn cứ 53 thì đã bị địch biết và chặn lại.

Ngày 15 tháng 3, Trung đoàn 149 tiến công lần thứ hai. Máy bay địch đến đánh vào đội hình gây thương vong nặng cho Trung đoàn, cuộc tiến công vào căn cứ 53 lần này vẫn bị thất bại.

Tuy quân địch vẫn còn giữ được căn cứ 53, nhưng chúng đã hết lương thực, địch phải dùng máy bay thả dù xuống tiếp tế. Vì sợ pháo cao xạ của ta nên máy bay phải bay rất cao để thả dù và dù đã lọt vào tay quân ta. Tình trạng thiếu lương thực, thiếu nước, người chết tăng lên mà không có chỗ chôn cộng với mùi khói đạn làm cho bầu không khí trong căn cứ hết sức căng thẳng và ghê rợn.

Lúc này, Trung đoàn 45, Sư đoàn 23 đã đổ bộ bằng máy bay lên thẳng xuống đông bắc căn cứ 53, một đại đội trinh sát của Trung đoàn 45 đã tiến đến gần sát rào căn cứ này. Do vậy Trung đoàn 53 càng chống cự lại ta một cách điên cuồng.

Trước tình hình đó, Bộ Tư lệnh chiến dịch quyết định sử dụng Trung đoàn bộ binh 66 của Sư đoàn 10 vừa từ Đức Lập về, được tăng cường 1 đại đội xe tăng phối thuộc cho Sư đoàn 316 để tiêu diệt căn cứ 53.

Đêm 16 rạng ngày 17 tháng 3 dưới sự chi viện đắc lực của cụm pháo binh chiến dịch, Trung đoàn 66 đã từ hướng tây bắc và Trung đoàn 149 từ hướng tây nam đã đột phá vào căn cứ 53. Quân địch bị tiêu diệt phần lớn, số còn lại tháo chạy về phía đông

.

Căn cứ 53 bị tiêu diệt, bàn đạp triển khai phản kích của Sư đoàn 23 đã bị mất. Niềm hy vọng tái chiếm lại thị xã Buôn Ma Thuột của địch đã bị lung lay.

Trong lúc này trên các hướng khác, bộ độ đã tiến công địch dồn dập.

Ngày 19 tháng 3 Trung đoàn 271 đã chiếm ấp Nhân Cơ Nhơn Hải, áp sát vào sân bay Nhân Cơ.

Trước đó trên các hướng phối hợp.

Ngày 11 tháng 3, Trung đoàn 25 diệt một đoàn xe địch trên đường số 2 1 ở khu vực Chư Cúc và diệt một bộ phận địch từ Khánh Dương lên giải toả đường 21.

Ngày 12 tháng 3, Trung đoàn 19 Sư đoàn 968 đã chiếm thêm 2 vị trí của địch ở nam Plâyku, áp sát vào quận lỵ Thanh Bình 2, uy hiếp Thanh An, tiếp tục bắn pháo vào Plâyku, Kon Tum.

Ngày 13 tháng 3, Trung đoàn 95A tiêu diệt một cụm địch ở ngã ba Plâyku. Tiếp đó, đã tiêu diệt 2 chi đoàn thiết giáp, đánh bại phản kích của địch và phát triển xuống hướng đèo Mang Giang. Ở phía đông, sau khi tiêu diệt 9 chốt của địch, Sư đoàn 3 (thiếu) Quân khu 5 đã phát triển tiến công về hướng Vườn Xoài, đường số 19 vẫn tiếp tục bị cắt đứt hoàn toàn.

Trên các chiến trường bạn, ngày 10 tháng 3 bộ đội Quảng Nam đã đánh chiếm quận lỵ Tiên Phước, Phước Lâm, uy hiếp địch ở Tam Kỳ. Tiếp đó, đã đánh bại các đợt phản kích của Sư đoàn 2 nguỵ.

Ở Thừa Thiên, ngày 10 tháng 3 Sư đoàn 324, Quân đoàn 2 đã tiến công căn cứ 303 và nhiều căn cứ khác trên trục đường số 14 ở khu vực phía tây Truồi.

Ở Nam Bộ, đã đánh mạnh ở Bình Long và Tây Ninh.

Thời gian là lực lượng !

Có điều gì khắc nghiệt mà dễ hiểu hơn chân lý đó của chiến tranh? Tranh thủ được một tiếng đồng hồ, lực lượng có thể tăng gấp đôi, tranh thủ được 24 tiếng đồng hồ, lực lượng có thể tăng gấp mười !

Khi nhận thấy không còn cần thiết, Bộ Tư lệnh đã điều ngay tiểu đoàn làm dự bị Sư đoàn 10 về trong đội hình Trung đoàn 24 và cho lệnh điều tiếp Trung đoàn 66 khi Đức Lập đã chắc thắng, khẩn trương cơ động về vị trí sẵn sàng đánh địch phản kích.

Để tranh lấy yếu tố thời gian, Bộ Tư lệnh chiến dịch đã huy động tất cả các phương tiện cơ giới có thể có được lúc đó để cơ động bộ đội. Vừa ra khỏi chiến đấu, đẫm mình hơi thuốc súng và bụi đất, nguyên cả âm vang của thắng lợi vừa qua và lòng hăm hở hướng tới, các chiến sĩ Sư đoàn 10 lại lao nhanh trên đường để bước tiếp vào trận chiến đấu mới. Dù kẻ địch có điều đến thêm lực lượng thì Sư đoàn dự bị chiến dịch đã sẵn sàng đối phó. Vấn đề quan trọng nhất lúc này là chúng ta phải tranh thủ được thời gian.

Vừa cơ động đến nơi, từng đơn vị của Sư đoàn 10 đã lao ngay vào trận chiến đấu đánh địch trong hành tiến, và trận chiến đấu quyết định số phận Sư đoàn bộ binh 23, liên đoàn biệt động 21 và thậm chí cho cả chiến dịch nam Tây Nguyên đã đến.

Sau khi ta giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột, bọn chỉ huy địch đề ra một số tình huống xử trí như sau:

– Ngăn chặn bước tiến của quân ta từ Buôn Ma Thuột theo đường số 21 về Ninh Hoà và Nha Trang.

– Đối phó với cuộc tiến công của quân ta vào Plâyku

– Có điều kiện thì phản kích chiếm lại Buôn Ma Thuột.

Thế nhưng, trong thế trận lúc bấy giờ, đối với tình huống nào chúng cũng khó xử trí.

Bản thân lực lượng quân đoàn 2 của địch ở Tây Nguyên chỉ có Sư đoàn 23 là đáng kể, còn các liên đoàn biệt động quân thì sức chiến đấu kém. Lực lượng tổng dự bị chiến lược thì bị phân tán ở nhiều nơi và cũng đang bị tiến công. Bọn chỉ huy quân đoàn 2 ngụy giờ đây sống chết phải tự mình lo liệu, không nhờ cậy được gì ở sự chi viện của bọn cầm đầu Mỹ – nguỵ.

Vô cùng bối rối và cay đắng, bọn chúng chỉ có cách tung đứa con cưng là Sư đoàn 23 (thiếu) gồm Trung đoàn 44 và Trung đoàn 45 xuống phía đông Buôn Ma Thuột, trên đường số 21. Mọi đường bộ đều bị quân ta chiếm giữ và cắt đứt. Chúng không có cách nào hơn là đổ quân xuống bằng máy bay lên thẳng. Như vậy, số quân phản kích không thể mang theo xe tăng mà chỉ có một số khẩu pháo, rất ít đạn dược, xăng dầu và các thứ cơ sở vật chất khác.

Rõ ràng, hai Trung đoàn bộ binh đổ bộ bằng máy bay lên thẳng dù có liều lĩnh cũng không thể đối địch được với một đối phương hùng mạnh, có đủ các binh chủng đang tràn đầy khí thế chiến thắng và đang ở trong cao trào của cuộc tiến công mãnh liệt. Mặc dầu có một số máy bay chi viện, song không có xe tăng và pháo binh thì bọn quân phản kích của địch khó có sức chiến đấu mạnh,

Đây là vấn đề gạn lọc tình huống. Địch đi phản kích chiếm lại Buôn Ma Thuột có hai tình huống. Tình huống đi đường bộ và tình huống đi bằng máy bay lên thẳng. Ta cho Sư đoàn 320 ra cắt đường. Địch không có khả năng đi đường bộ. Vì đi phản kích như đi chữa cháy, phải đi bằng máy bay. Ta gạn lọc tình huống đi bằng đường bộ, buộc địch phải đi bằng máy bay ta đánh dễ hơn.

Từ chiều ngày 12 tháng 3 đến hết ngày 13 tháng 3 năm 1975, với tổng số 145 lần chiếc máy bay lên thẳng và 81 lần chiếc các loại máy bay chiến đấu cường kích hoạt động yểm hộ, địch đã đổ Trung đoàn 45 và pháo đội 232 xuống đông Buôn Ma Thuột, từ điểm cao 581 và dọc theo đường số 21 đến Phước An.

Trong ngày 12 tháng 3, ta được tin tên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 23 nguỵ báo cho căn cứ 53 ở sân bay Phụng Dực (Hoà Bình) đang bị quân ta bao vây là: chúng sẽ có lực lượng xuống tăng viện, ứng cứu và sẽ thực hiện phản kích lấy lại thị xã Buôn Ma Thuột. Theo kế hoạch phản kích, chúng lấy khu vực từ căn cứ 45 đến căn cứ 53 và điểm cao 581 làm tuyến bàn đạp, các lực lượng tàn quân phải tập trung về đó, phối hợp với quân đến tăng viện để thực hành phản kích vào đông và đông – nam Buôn Ma Thuột.

Kế hoạch tiêu diệt Sư đoàn 23 nguỵ đã được lập ra kế tiếp ngay sau với kế hoạch đánh thị xã Buôn Ma Thuột. Bởi vì gần như điều tất yếu Buôn Ma Thuột bị tiến công thì đơn vị đầu tiên về ứng cứu sẽ là Sư đoàn 23. Mặt khác, hậu cứ của Sư đoàn này ở Buôn Ma Thuột, nên binh lính càng nóng lòng muốn về chốn cũ. Dự kiến đánh địch phản kích của ta rất chủ động. Ta đã bố trí lực lượng đánh phản kích trước khi địch đổ quân hướng đông bắc Buôn Ma Thuột.

Trong kế hoạch đánh Sư đoàn 23 điều cốt lõi là dự kiến cho đúng thời gian, địa điểm và cách thức trở về của sư đoàn này để điều hành chuyến trở về của nó theo quyết định của ta. Từ việc gạn lọc tình huống ta đã dự kiến, Sư đoàn 23 có thể về sau khi Buôn Ma Thuột bị tiến công 2-3 ngày.

Về địa điểm, ta dự kiến chúng có thể xuống đường số 14, hoặc đường số 21.

Về cách thức đi về thì đường bộ đã bị ta cắt đứt, sân bay ta đã bị khống chế, nên chúng chỉ có thể trở về bằng máy bay lên thẳng, mà loại máy bay này trong biên chế của quân nguỵ chỉ đủ khả năng chở lần lượt từng Trung đoàn và không mang theo được xe tăng và những dàn pháo lớn đi cùng.

Để loại trừ khả năng địch xuống đường 14, ta phải quét sạch địch trên con đường này và chiếm lĩnh ngay các địa hình mà chúng có thể lợi dụng để triển khai phản đột kích vào thị xã. Giải quyết được việc đó thì địch chỉ còn một địa điểm đổ quân là đường số 21 và ở đó còn có sự kháng cự của Trung đoàn 53.

Từ dự kiến trên, Bộ Tư lệnh chiến dịch đã giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 10 (từ Đức Lập mới về) chuẩn bị tiêu diệt Sư đoàn 23 trên đường số 21.

(Xin lưu ý cùng bạn đọc. Vì các trận được kể ra ở đây có lúc diễn ra gối đầu nhau, nên về mặt thời gian đôi khi phải lặp lại. Mong bạn đọc chú ý theo dõi. Cảm ơn ).

Quân nguỵ thực hành phản kích hòng tái chiếm Buôn Ma Thuột. Diễn biến này được kể lại như sau:

“Cuộc đổ quân tăng viện cho Mặt trận Buôn Ma Thuột trong 2 ngày 12 và 13 tháng 3 năm 1975 được coi là cuộc đổ quân tăng viện bằng trực thăng vĩ đại nhất kể từ khi Hiệp định Pa ri 1973 được ký kết, và cũng là cuối cùng trên chiến trường Cao nguyên.

Những phi đoàn trực thăng của các Sư đoàn 1 và 4 không quân từ Đà Nẵng, Cần Thơ cùng với một số trực thăng cơ hữu của Sư đoàn không quân (Plâyku), với hơn 100 trực thăng đủ loại kể cả những Chinook khổng lồ, đều được tập trung để sử dụng cho cuộc đổ quân tăng viện này.

Từ 8 giờ sáng ngày 12 tháng 3, tại căn cứ Hàm Rồng, bản doanh Bộ Tư lệnh hành quân của Tư lệnh Mặt trận Nam Plâyku, và bộ chỉ huy các Trung đoàn 45 và 44 thuộc Sư đoàn 23, trực thăng bay rợp trời. Những sĩ quan điều khiển và chỉ huy cuộc hành quân này là các Trung đoàn trưởng, trưởng phòng 3 hành quân của quân đoàn 2 và Sư đoàn 23, phi đoàn trưởng phi đoàn trực thăng Sư đoàn 6 không quân.

Đợt bay đầu tiên, đại đội trinh sát của Sư đoàn 23 và 2 tiểu đoàn tác chiến của Trung đoàn 45 được bốc đi trước nhất.
Tiếp đó, những Chinook khổng lồ móc theo những khẩu đại bác 105 ly thả xuống trận địa, Quận lỵ Phước An phía đông Buôn Ma Thuột là địa điểm mà đoàn quân tăng viện nhảy xuống”.

Cũng theo lời kể:

“13 giờ trưa ngày 12 tháng 3, tướng Phạm Văn Phú rời Plâyku bay chỉ huy mặt trận Buôn Ma Thuột trên chiếc phi cơ nhỏ U- 17. Tới Buôn Ma Thuột khoảng 14 giờ 30, tướng Phú đã bay trên trận địa chỉ huy các cánh quân gần 1 giờ liền. Lần lượt tướng Phú đã liên lạc ra lệnh cho tất cả đơn vị trưởng các đơn vị đang chiến đấu phía dưới, như Trung đoàn bộ binh 53, liên đoàn 21 biệt động quân, các tiểu đoàn địa phương quân Đăk Lắc.

Vẫn không có tin tức gì về đại tá Vũ Thế Quang, tư lệnh phó Sư đoàn 23 và đại tá tỉnh trưởng Buôn Ma Thuột, ngoài nguồn tin của các đài phát thanh Việt Cộng loan báo họ đã bắt sống.

Buổi trưa ngày 12 tháng 3, trời trong sáng. Từ trên cao, qua khung cửa sổ nhỏ của chiếc U-17 cả một vùng trời và thị xã Buôn Ma Thuột hiện ra rất rõ. Những phản lực cơ A -37 và khu trục cơ vẫn tiếp tục bay tới đánh bom yểm trợ cho những cánh quân bạn dưới đất. Từng cột khói, và những đám cháy bốc cao. Dân chúng kéo nhau lũ lượt băng rừng chạy về phía Phước An, Khánh Dương.

Tướng Phú trở về Plâyku được tin Tổng thống Thiệu gọi lên lúc 14 giờ, khi ông đang bay thanh sát mặt trận Buôn Ma Thuột, ông đã liên lạc với Sài Gòn và trình Tổng thống Thiệu tình hình sau cùng của trận chiến Buôn Ma Thuột. Cả Tổng thống Thiệu và tướng Phú đều lo ngại về sự cung khai của hai tù binh Bắc Việt do Trung đoàn bộ binh 53 bắt được về nguồn gốc đại đơn vị của chúng: Sư đoàn 316 tổng trù bị Cộng sản Bắc Việt, mà theo tin tức tình báo còn ở ngoài Thanh Hoá tháng trước. Tổng thống Thiệu cũng đã ra lệnh cho tướng Phú phải thâu thập mọi tin tức địch tình chính xác tại Mặt trận Buôn Ma Thuột, và đặc biệt về Sư đoàn 316, đệ trình lại ông trong một buổi họp quan trọng sắp tới mà tướng Phú sẽ được thông báo sau .

Chiều ngày 12 tháng 3, Việt Cộng từ những đỉnh cao phía tây bắc Plâyku quân ta nã hoả tiễn vào phi trường quân sự Cù Hanh, và bộ tư lệnh quân đoàn. Một quân nhân tài xế bị trúng đạn tử thương ngay gần cột cờ trước bộ tư lệnh làm cho tướng Phú nổi cơn thịnh nộ. Người sĩ quan chỉ huy lực lượng thám kích quân đoàn 2, thiếu tá Ngọ được lệnh bằng mọi cách không để cho một hoả tiễn, hay một viên đạn súng cối nào của địch bay tới Bộ Tư lệnh quân đoàn nữa (!) đứng đó chịu trận, và thấy trước mặt những cơn thịnh nộ khác của vị tư lệnh quân đoàn còn tiếp tục đến với ông ta. Bởi vì với núi đồi trùng điệp với đêm tối chỉ cần một vài đặc công cảm tử của Việt Cộng sau khi thoát được những ổ phục kích của lực lượng thám kích quân đoàn 2, đeo ống phóng bò tới gần cho những hoả tiễn bay khỏi nòng rồi bỏ chạy, thì chẳng có cách nào có thể tìm ra tung tích của chúng. Nhưng, trong quân đội, “lệnh là lệnh !”.

Tướng Phú đi trực thăng vào vùng trời Buôn Ma Thuột lần này là để chọn đường về cho Sư đoàn 23. Ý tưởng đó được hình thành ngay sau khi biết tin xe tăng của Việt Cộng đã cán xích trên đường phố Buôn Ma Thuột. Nhưng về bằng con đường nào? và triển khai ở đâu? Tình hình biến chuyển quá nhanh.

Sau khi thị xã Buôn Ma Thuột bị mất, đại tá Quang và đại tá Luật bị bắt. Phần lớn các căn cứ chung quanh Buôn Ma Thuột đã bị đánh chiếm. Hiện chỉ còn căn cứ 53 và quận ly Phước An là những nơi có thể dựa được. Phú quyết định chọn khu vực này để đưa Sư đoàn 23 về đứng chân. Muốn vậy phải giữ được căn cứ 53 bằng mọi giá. Phú bay trên vùng trời căn cứ 53 động viên Võ Ân cố gắng giữ vừng căn cứ và hứa sẽ đưa Sư đoàn 23 về ngay.

Do con đường số 14, con đường bộ duy nhất nối Plâyku với Buôn Ma Thuột đã bị Sư đoàn 320 cắt đứt, nên cách duy nhất để đưa được cả Sư đoàn 23 về là sử dụng máy bay trực thăng chở quân. Tuy vậy, dù có cố gắng đến mấy thì mỗi ngày cũng chỉ đổ quân được một Trung đoàn. Và như vậy phải mất hai, ba ngày mới xong.

Về phía ta, thấy trước âm mưu và khả năng phản kích của địch vào thị xã, ngay sau khi trận Đức Lập vừa kết thúc, Bộ Tư lệnh chiến dịch đã điều Sư đoàn 10 tới phía đông Buôn Ma Thuột sẵn sàng đánh quân địch phản kích. Như đã dự kiến từ trước về tình huống này, nhằm đánh bại âm mưu dùng các căn cứ còn lại làm bàn đạp đổ quân phản kích hòng chiếm lại Buôn Ma Thuột. Ngay trong đêm 11 tháng 3, Bộ Tư lệnh chiến dịch ra lệnh cho Sư đoàn 10 tổ chức tiêu diệt căn cứ 45 và cứ điểm Chư Nga, Trung đoàn 149, Sư đoàn 316 và Trung đoàn đặc công 198 tiêu diệt căn cứ B50.

5 giờ sáng ngày 12 tháng 3 cùng thời gian với các đơn vị đánh căn cứ B50, được sự chi viện của pháo binh Tiểu đoàn 6, Trung đoàn 24, Sư đoàn 10 cùng xe tăng chia thành hai mũi đột kích, thọc thẳng vào trung tâm căn cứ 45.

Thật rủi ro cho quân địch tăng viện. Hồi 9 giờ 30 phút ngày 12 tháng 3, quân ta đã chiếm mất căn cứ 45 rồi. Thế là Trung đoàn 45 và pháo đội 232 của địch không còn chỗ đứng chân ở căn cứ 45 nữa, và chúng cũng chẳng liên lạc được với căn cứ 53. Cuối cùng chúng buộc phải đổ xuống các toạ độ không được xác định trước ở khu vực Nông Trại – Phước An. Bọn tàn quân của liên đoàn biệt động quân số 21 đang tháo chạy tan tác vội xô nhau tới nhờ bọn mới đổ bộ tăng viện che chở.

Nhưng, như ta biết: trong phương án tác chiến chiến dịch, quân ta đã chuẩn bị sẵn sàng đánh quân địch tăng viện bằng đường không. Sau khi giải phóng Buôn Ma Thuột, ta đã di chuyển các trận địa pháo binh và pháo cao xạ ra phía đông thị xã này. Sau khi tiêu diệt địch và hoàn thành nhiệm vụ giải phóng Đức Lập, Sư đoàn bộ binh 10 dự bị của chiến dịch, 1 sư đoàn tinh nhuệ do đại tá Hồ Đệ chỉ huy; người có nhiều kinh nghiệm tác chiến binh chủng hợp thành đã tổ chức lực lượng, khẩn trương chuyển đến khu vực tác chiến dự kiến.

Từ ngày 10 tháng 3, các lực lượng của Sư đoàn đã lần lượt hành quân bằng cơ giới qua hơn 100 ki-lô-mét đường quân sự làm gấp tới đông Buôn Ma Thuột. Trung đoàn 24 là đơn vị đầu tiên triển khai lực lượng sẵn ngay tại chỗ. Trung đoàn 45 địch vừa đổ quân xuống, liền bị Trung đoàn 24 của ta đánh luôn một trận phủ đầu và lập tức bị ngăn chặn không liên hệ được với Trung đoàn 53 nguỵ đang bị quân ta bao vây tiến công uy hiếp ở sân bay Phụng Dực. Quân ta liên tục bám đánh và bao vây cô lập quân viện, tạo thế cho các lực lượng của Sư đoàn tiếp sau triển khai đội hình tiến công.

Mưu kế của địch là Trung đoàn 53 cố giữ vững trận địa, đợi Trung đoàn 45 tới cùng hiệp lực để đánh chiếm lại Buôn Ma Thuột.

Chiều ngày 12 đến sáng 13 tháng 3, phát hiện địch cho Trung đoàn 45 của Sư đoàn 23 đổ quân xuống vùng cao điểm 581, Bộ Tư lệnh chiến dịch ra lệnh cho Sư đoàn 10 tiến công Trung đoàn 45 nguỵ.

Quân địch từ chỗ tăng viện để phản kích của quân ta, giờ đã trở thành kẻ bị bao vây. Chúng hiểu được nguy cơ đó nên chúng rất tích cực đào công sự, rất tích cực “gào” máy bay, pháo binh bắn phá oanh tạc ngăn chặn quân ta.

Suốt đêm 13 tháng 3, địch cho máy bay C.130 liên tục thay nhau thả pháo sáng, bắn đạn 201y quanh cao điểm 581 và dọc đường 21 để trấn an tinh thần bọn lính vừa được đổ xuống. Song địch ngăn sao nổi dòng thác tiến công của quân ta ập tới.

Ngay trong đêm 13 tháng 3, Trung đoàn 24 và các đơn vị tăng cường của quân ta đã vượt mọi địa hình sình lầy, gai góc, đường khúc khuỷu, quanh co dưới làn pháo đạn địch để tiến vào vị trí xuất phát tiến công. Vì gặp khó khăn nên các hướng quân ta không thực hiện được kế hoạch hiệp đồng theo giờ “G” nổ súng vào lúc trời mờ sáng.

Tới 7 giờ ngày 14 tháng 3, pháo binh ta mới bắt đầu bắn được, Trung

đoàn 24 cùng xe tăng của Trung đoàn 273 chia thành 2 mũi đột thẳng lên cao điểm 581. Khi thấy bộ binh ta và xe tăng tiến đến gần, nhiều

tên địch khiếp sợ xin hàng hoặc bỏ chạy. Bị truy ép từ phía sau, lại rơi đúng vào trận địa đón lõng của ta ở phía trước, các lực lượng của tiểu đoàn 2 nguỵ nhanh chóng bị tiêu diệt và tan rã. Thừa thắng các chiến sĩ Trung đoàn 24 cùng xe tăng đánh thẳng ra đường 21.

Mặc dù lực lượng ít, các chiến sĩ ta vẫn táo bạo lao vào giữa đội hình dày đặc của tiểu đoàn 1 nguỵ, dùng hoả lực diệt chúng và tiếp tục phát triển về phía đông. Trên đường tiến công, một chiếc cầu bị đại đội bảo an cho nổ bộc phá rồi bỏ chạy. Các chiến sĩ công binh nhanh chóng làm ngầm cho xe tăng tiếp tục truy kích và phải mất gần hai giờ chiến đấu với địch, bộ binh và xe tăng ta mới làm chủ hoàn toàn được trận địa tới phân chi khu Phước Bình.

Đến 12 giờ ngày 14 tháng 3 Trung đoàn 24 đã tiêu diệt, làm tan rã tiểu đoàn 1, tiểu đoàn 2 của Trung đoàn 45 và tiểu đoàn bảo an địch đóng tại khu vực, chiếm điểm cao 581, giải phóng đoạn đường số 21 dài 12 ki-lô-mét. Quân địch còn lại tháo chạy, chiều 14 tháng 3 chúng co cụm vào được khu Nông Trại. Quân ta lập tức tung ngay trinh sát bám sát chúng, đồng thời tổ chức các lực lượng phát triển tiếp theo.

Mưu kế của địch vẫn không thay đổi, chúng chuẩn bị cho Trung đoàn 44 xuống tiếp để cứu Trung đoàn 45 và chi viện cho Trung đoàn 53.

Mưu kế đối phó của ta khi một tiểu đoàn của Sư đoàn 316 và một đội đặc công không đánh được Trung đoàn 53 địch ở căn cứ 53, ta điều Trung đoàn 66, Sư 10 vào tác chiến để phá tan bàn đạp căn cứ 53. Trung đoàn 66 vào tác chiến là ta tiêu diệt được Trung đoàn 53.

Tình thế chiến trường ở khu vực đường số 21 lúc này chuyển biến rất nhanh, một hình thái mới đã xuất hiện: Quân địch tuy vẫn còn khả năng đưa thêm quân đến tăng viện, nhưng bàn đạp để chúng triển khai thực hành phản kích vào Buôn Ma Thuột đã bị đẩy ra xa. . . Xét các yếu tố tinh thần, vật chất của địch, trước mắt chúng không đủ sức phản kích và thời cơ phản kích trực tiếp vào Buôn Ma Thuột cũng không còn nữa.

TDB-thực hiện
qdnd.vn

Chuyên mục:Chiến tranh Việt Nam