Lưu trữ

Archive for the ‘55 ngày – Sài Gòn sụp đổ’ Category

55 ngày chế độ Sài Gòn sụp đổ – Lời kết thúc

Tháng Tư 26, 2014 Bình luận đã bị tắt

Sài Gòn không trở thành thành phố Hồ Chí Minh qua một đêm được. Nhưng rõ ràng là những ngày xưa cũ hết rồi. Đường lối chính sách chung được phổ biến rộng rãi và một tờ nhật báo bằng hai thứ tiếng (Việt Nam và Trung Hoa) đã có mặt trên đường phố sau một tuần. Điều hiển nhiên là sau khi cuộc chiến tranh chấm dứt, không có chuyện tắm máu.

Minh lớn và Trần Văn Hương được phép ở lại nhà. Với những người khác, nó là vấn đề cải tạo. Dinh Độc Lập thành “di tích chế độ tư bản”. Sứ quán Mỹ thành một viện bảo tàng. Nhà của viên sĩ quan phụ trách tổng hành dinh Hoa Kỳ, Steven Bray biến thành nơi trưng bày “tội ác chiến tranh của Hoa Kỳ”. Nhà nghỉ mát của Thiệu cạnh bờ sông thành câu lạc bộ công nhân.

Xem chi tiết…

55 ngày chế độ Sài Gòn sụp đổ – Chương: 13

Tháng Tư 21, 2014 Bình luận đã bị tắt

… Cám ơn!

Darwin Judge và William Mc Mahon đã gia nhập binh chủng thuỷ quân lục chiến gần như cùng một lúc. Họ là loại “con trai” mà đám thuỷ quân lục chiến vũ phu muốn biến thành người lớn. Là vận động viên, đã tốt nghiệp trung học, hai anh chàng này đã ra sức luyện tập tại trại tân binh ở đảo Parris. Các tay trung sĩ dữ tợn của thuỷ quân lục chiến muốn có nhiều hơn nữa những tân binh như hai anh chàng này.

Xem chi tiết…

55 ngày chế độ Sài Gòn sụp đổ – Chương: 12

Tháng Tư 21, 2014 Bình luận đã bị tắt

Trước lúc đầu hàng

Loại A.37 được mang đến Việt Nam là do không quân Mỹ trao cho phi công Sài Gòn. Nó là loại oanh tạc cơ tấn công nhỏ nhưng tốt nhất trong không quân Sài Gòn. Khoảng 26 chiếc đã bị bỏ lại Đà Nẵng và tất cả hầu như có thể bay được sau khi tu bổ chút ít. Một điểm thuận lợi chính là kích thuớc của nó, chỉ cao ngang tầm vai và có thể được sử dụng dễ dàng bởi cỡ người thấp bé của dân phương Đông. Nó bay dưới mức siêu âm, nguyên thuỷ là loại máy bay huấn luyện và vẫn còn giữ hai chỗ ngồi kề nhau như khi ông thầy và học sinh ngồi bay. Phi công Hoa Kỳ nhận thấy nó là loại máy bay lý tưởng cho cuộc chiến tranh Việt Nam, đặc biệt vì nó bay chậm, do đó làm cho phi công có thể thực sự nhìn thấy mục tiêu đang tìm mà đánh.

Xem chi tiết…

55 ngày chế độ Sài Gòn sụp đổ – Chương: 11

Tháng Tư 20, 2014 Bình luận đã bị tắt

“Người Mỹ các ông…”

Ba năm rưỡi qua, kể từ ngày 20-12-1971, Sài Gòn là hòn đảo kỳ quặc trong chiến tranh, không bị bom đạn đụng đến. Nó có vẻ cách chiến trận 1 nghìn dặm nên không phải là chiến trường. Nhưng nó đang là chiến trường bỏi vì Sài Gòn là trung tâm của vùng chiến trận.

Khi Hà Nội bị B.52 tập kích thì Sài Gòn chan hoà ánh nắng. Khi lính chết la liệt ở các tỉnh quanh nó thì Sài Gòn bình yên. Đến tháng 4-1975, nó căng thẳng hơn đôi chút. Thế là biết cuộc chiến sắp kết thúc. Cộng sản sắp sửa nhảy lên chỗ ngồi của người lái để làm chủ chiếc xe. Chiến tranh đang đến gần Sài Gòn. Tiếng nổ kho đạn ở Biên Hoà có thể nghe thấy được.

Xem chi tiết…

55 ngày chế độ Sài Gòn sụp đổ – Chương: 10

Tháng Tư 18, 2014 Bình luận đã bị tắt

“Gút bai ông Mỹ!”

Đêm ấy, khi Sài Gòn đã đi ngủ, ở Washington Tổng thống Ford bắt tay hành động. Những lời chỉ trích đã lên đến tột cùng, tất cả nhằm tố cáo Martin kéo dài lê thê cuộc di tản người Mỹ. Martin lập luận rằng, việc di tản người Mỹ sẽ làm đất nước ấy hoảng loạn và làm cho sự đầu hàng trở thành không tránh khỏi, làm cho chiến thắng của cộng sản nhanh hơn. Điều tệ hại nhất là có thể gây ra hoảng loạn ở Sài Gòn, nếu đem so sánh thì ngay sự hoảng loạn ở Đà Nẵng cũng chẳng thấm tháp gì.

Xem chi tiết…

55 ngày chế độ Sài Gòn sụp đổ – Chương: 9

Tháng Tư 18, 2014 Bình luận đã bị tắt

Kẻ cầm đầu chế độ

Hai ngày sau khi Phan Rang sụp đổ, tỉnh lỵ anh em với nó là Phan Thiết cũng bị Bắc Việt Nam chiếm nốt. Thế là cộng sản kiểm soát 20 tỉnh, trọn vẹn 2 quân khu, hai phần ba Nam Việt Nam rồi. Ở Sài Gòn, các thế lực đều đòi thủ cấp chính trị của Thiệu, kẻ cầm đầu chế độ.

Phe tự nhận là trung lập của Sài Gòn, không thích cộng sản và không thích chống cộng cũng muốn Thiệu ra đi. Phe cực hữu cũng muốn Thiệu ra đi, và éo le thay, chính họ lại công khai tấn công vào sự tham nhũng của tổng thống.

Xem chi tiết…

55 ngày chế độ Sài Gòn sụp đổ – Chương: 8

Tháng Tư 17, 2014 Bình luận đã bị tắt

Cái hố tử thủ

Trận đánh Sài Gòn đã bắt đầu, nhưng dân chúng chỉ phát hiện được vào ngày 9-4, một ngày sau cuộc ném bom dinh Thiệu. Ngày 7-4, trận đánh Phan Rang bắt đầu nóng bỏng. Đức không nhìn thấy nhưng nghe được tiếng pháo kích nặng nề trong tỉnh lỵ và căn cứ không quân cạnh đó. Ở Sài Gòn, Thiệu ra lệnh tống giam tư lệnh không quân Tân Sơn Nhất. Tướng 2 sao Nguyễn Văn Hiếu, phó tư lệnh quân khu 3 tự tử sau khi cãi nhau với tướng 3 sao Nguyễn Văn Toàn về chuyện phòng thủ thủ đô. Trận đánh lớn nhất là ở tỉnh Long Khánh, cách Sài Gòn 38 dặm về hướng Đông Bắc. Toàn bộ một sư đoàn cộng sản tràn đến Xuân Lộc. Một cái hố tử thủ đã được đào vào thời điểm ấy. Xem chi tiết…

55 ngày chế độ Sài Gòn sụp đổ – Chương: 7

Tháng Tư 17, 2014 Bình luận đã bị tắt

Tuyến phòng thủ và trẻ em

Trận đánh chiếm Sài Gòn đã bắt đầu từ cái ngày sau thảm họa Nha Trang, mặc dù lúc ấy ít ai nhận ra điều đó. Đúng 4 tuần sau, nó kết thúc thảm họa di tản sứ quán Mỹ vài giờ.

Với những ai ở Việt Nam 4 tuần ấy, các sự kiện như nhoè đi. Những giờ phút thật dài, trí nhớ không hoàn toàn đáng tin cậy nữa. Muốn viết phải sắp xếp lại dữ kiện, không thể dựa vào trí nhớ riêng của mình. Phải dựa vào cả những ghi chú, điện văn có liên quan. Sự kiền dồn dập như phim quay nhanh. Với người Nam Việt Nam, nó còn là thảm kịch, sợ hãi, tuyệt vọng. Tháng 4 ở Sài Gòn là toàn bộ cuộc chiến tranh 30 năm thu nhỏ lại. Xem chi tiết…

55 ngày chế độ Sài Gòn sụp đổ – Chương: 6

Tháng Tư 17, 2014 Bình luận đã bị tắt

Mọi việc vẫn ổn định

Khi cộng sản vào chiếm thành phố ngày 29-3 thì binh nhì Đức đang ở trên một tàu hải quân Nam Việt Nam ở ngoài khơi Đà Nẵng. Có khoảng 2 nghìn lính thuỷ quân lục chiến trên tàu, phấn lớn phải đứng. Quả thật chẳng còn chỗ nào để mà nằm nữa. Mũi tàu đang hướng về phía Cam Ranh. Lúc 2 giờ trưa, một chiếc trực thăng Mỹ lượn sát phía trên con tàu. Trên máy bay có Kennerdy, một nhà báo và là bạn của tổng thống Ford vừa sang Nam Việt Nam. Trên tàu, đám bạn của Đức đã giương súng M.16 nhằm chiếc trực thăng mà bắn. Đó là một cách bày tỏ sự phẫn nộ. Chiếc trực thăng với lá cờ Mỹ đang chế nhạo họ, họ nghĩ như vậy. Những người nào không có súng thì la hét, chửi rủa chiếc trực thăng, vung nắm đấm lên đả đảo nó. Chiếc trực thăng chao mình rồi bay vọt ra xa. Không ai bị thương và máy bay cũng không hề gì, nhưng Kennerdy tỏ ra sửng sốt. Chính cái sư đoàn thuỷ quân lục chiến từng được Kennerdy khen ngợi nhiều lần là cái sư đoàn giỏi nhất nhì trong quân đội Sài Gòn lại tìm cách giết người Mỹ. Biến cố ấy cho Kennerdy cái nhìn sâu sắc vào tinh thần quân đội Sài Gòn. Nói tóm lại, rõ ràng là nó chẳng còn tinh thần nào cả. Kennerdy định viết báo cáo riêng cho Ford sau khi từ Nam Việt Nam trở về. Xem chi tiết…

55 ngày chế độ Sài Gòn sụp đổ – Chương: 5

Tháng Tư 17, 2014 Bình luận đã bị tắt

Phút mở màn của giai đoạn cuối: mất Đà Nẵng

Việc mất Huế là thảm họa có một không hai cho chính quyền Sài Gòn trong cuộc chiến. Từ ngày ông Ba kéo lá cờ Việt Cộng lên thành nội, Nam Việt Nam đã đến ngày tận số. Mọi người Nam Việt Nam đều biết Huế. Sài Gòn có thể là thủ đô, Đà Nẵng có thể là thành phố quan trọng hơn về mặt thương mại nhưng nhiều người chống cộng và dân chúng thân chính quyền rất sững sờ trước việc mất Huế. Với tính cách giành một thắng lợi nhanh gọn, Bắc Việt Nam đã làm rất tốt trong việc chiếm Huế. Nhưng việc chiếm Huế mà không phải giao tranh là thắng lợi quan trọng nhất trong cuộc chiến. Sự kiện quân đội Sài Gòn được lệnh rút khỏi thành phố làm mọi người sửng sốt gấp đôi.
Xem chi tiết…